TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 3: Văn bộ Trang Tử ƯU ĐIỂM Kim Thánh Thán, một nhà phê bình đời Minh theo chủ nghĩa ấn tượng cho rằng Trung Hoa có sáu bộ hay nhất (tài tử thư): 1- Trang tử, 2- Li Tao (của Khuất Nguyên), 3- Sử kí (của Tư Mã Thiên), 4- Tập thơ luật (của Đỗ Phủ), 5- Thuỷ hử (của Thị Nại Am), 6- Tây Sương kí (của Vương Thực Phủ). Kim chắc có lí do để đặt Trang tử đứng đầu lục tài tử, nhưng ai cũng phải nhận Trang Chu vừa là một triết. | TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 3 Văn bộ Trang Tử ƯU ĐIỂM Kim Thánh Thán một nhà phê bình đời Minh theo chủ nghĩa ấn tượng cho rằng Trung Hoa có sáu bộ hay nhất tài tử thư 1- Trang tử 2- Li Tao của Khuất Nguyên 3- Sử kí của Tư Mã Thiên 4- Tập thơ luật của Đỗ Phủ 5- Thuỷ hử của Thị Nại Am 6- Tây Sương kí của Vương Thực Phủ . Kim chắc có lí do để đặt Trang tử đứng đầu lục tài tử nhưng ai cũng phải nhận Trang Chu vừa là một triết gia vừa là một nghệ sĩ và văn tài của ông đôi khi được người ta trọng hơn học thuyết của ông nữa. Như chương trên chúng ta nhận thấy tư tưởng trong Ngoại và Tạp thiên hợp với tư tưởng của Lão nhiều hơn là với tư tưởng của Trang vậy mà hai thiên đó sắp chung với Nội thiên của Trang chứ không cho vào một cuốn riêng có lẽ nguyên do chính là bút pháp xét chung giống với Nội thiên. Trong số các tác phẩm lớn của các triết gia thời Tiên Tần Liệt tử và Trang tử có một bút pháp đặc biệt khác với giọng văn nghiêm trang đạo mạo của Khổng Mạnh giọng văn cô đọng đối nhau như cách ngôn của Lão tử và giọng văn rườm rà lặp đi lặp lại nhiều nhiệt tình như tuyên truyền của Mặc tử. Bài 1 chương XXVII Ngụ ngôn đã vạch cho ta thấy bút pháp chung của cả ba thiên Nội Ngoại Tạp trong Trang tử Trong cuốn này ngụ ngôn chiếm chín phần mười - trọng ngôn chiếm bảy phần mười trong chín phần mười đó - một phần mười còn lại là những chi ngôn tuỳ cơ ứng biến mỗi ngày một khác nhưng vẫn là hợp lí tự nhiên. Ngụ ngôn chiếm chín phần mười là mượn việc hay người ngoài để luận . . Trọng ngôn chiếm bảy phần mười của ngụ ngôn vì muốn ngăn những lời tranh biện của thiên hạ nên phải dẫn lời của bậc tiền bối. Nhưng nếu chỉ là những người lớn tuổi mà không có học thức cao để cho người sau tin thì cũng không gọi là tiền bối được. Không có học thức để người khác tin thì không phát huy được hết cái đạo làm người như vậy là hạng người cổ hủ . Như vậy thì danh từ ngụ ngôn dùng trong bài đó có nghĩa rộng hơn nghĩa ngày nay. Nó gồm a Những truyện hoàn toàn tưởng tượng mà nhân vật hoặc là cây .