Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 1 Tác giả: TS. Lê Trung Tuân - Viện Nước Tưới tiêu & Môi trường, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Mặt cắt dọc hệ thống thu trữ nước và hệ thống cây trồng nông lâm kết hợp vùng đất cát duyên hải Nam Trung Bộ Tóm tắt: Hạn hán và sa mạc hóa là hậu quả của tác động của các quá trình tự nhiên kết hợp với những tác động quá mức của con người lên hệ sinh thái | Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 1 Tác giả TS. Lê Trung Tuân - Viện Nước Tưới tiêu Môi trường Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Mặt cắt dọc hệ thống thu trữ nước và hệ thống cây trồng nông lâm kết hợp vùng đất cát duyên hải Nam Trung Bộ Tóm tắt Hạn hán và sa mạc hóa là hậu quả của tác động của các quá trình tự nhiên kết hợp với những tác động quá mức của con người lên hệ sinh thái. Ở Việt Nam hạn hán và sa mạc hóa đang diễn ra ngày càng gay gắt đặc biệt ở khu vực Nam Trung Bộ. Các giải pháp thu trữ nước đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi được quốc tế đánh giá là mang lại hiệu quả phòng chống hạn hán rất cao nhiều nước - đặc biệt là các nước châu Phi vùng Tây và Nam Á - coi đây là công cụ chiến lược để đối phó với hạn hán và sa mạc hoá. Trong bài viết này cơ sở khoa học của các biện pháp thu trữ nước phòng chống sa mạc hóa được phân tích dựa trên đánh giá hiện trạng ứng dụng các biện pháp phòng chống hạn hán và sa mạc hoá đang được áp dụng tại khu vực Nam Trung Bộ và phân tích lợi ích của việc ứng dụng các biện pháp thu trữ nước. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của một số mô hình thu trữ nước do Viện Nước Tưới tiêu và Môi trường triển khai thí điểm trong khu vực tác giả đã kiến nghị một giải pháp kết hợp các kỹ thuật thu trữ nước với các biện pháp trồng rừng canh tác nông lâm nghiệp nhằm phòng chống hạn hán và sa mạc hoá cho khu vực đất cát ven biển Nam Trung Bộ. I. Đặt vấn đề Đất cát ven biển là hệ sinh thái phổ biến trên thế giới. Theo Mc Harg 1972 các dải đất cát ven biển là một dạng công trình thiên nhiên có tác dụng hấp thu năng lượng từ gió thuỷ triều và sóng qua đó bảo vệ các vùng đất phía trong. Các vùng đất cát ven biển tại các châu lục khác nhau tuy cách xa về mặt địa lý nhưng đều được xếp vào cùng một dạng hệ sinh thái đặc thù do có chung một số đặc điểm như kết cấu rời rạc độ phì thấp khả năng trữ nước và chất dinh dưỡng kém thảm thực vật chủ yếu là các loại cây bụi có khả năng chống chọi lại