Với trẻ tiểu học, thất bại đôi khi đó chỉ là “cảm giác” của chúng trong những tình huống tưởng như chẳng có gì. Đó là cảm giác khi trẻ không được chọn lựa vào vai diễn chúng mong muốn, làm bài kiểm tra bị điểm kém hay bị thua khi tham gia một cuộc thi nào đó ở trường Mặc dù với chúng ta những tình huống đó thật bình thường song với trẻ đó dường như lại là một thất bại lớn. Vì thế cha mẹ cần giúp trẻ biết chấp nhận và vượt qua khỏi những. | Giúp trẻ chấp nhận và vượt qua thất bại Với trẻ tiểu học thất bại đôi khi đó chỉ là cảm giác của chúng trong những tình huống tưởng như chẳng có gì. Đó là cảm giác khi trẻ không được chọn lựa vào vai diễn chúng mong muốn làm bài kiểm tra bị điểm kém hay bị thua khi tham gia một cuộc thi nào đó ở trường. Mặc dù với chúng ta những tình huống đó thật bình thường song với trẻ đó dường như lại là một thất bại lớn. Vì thế cha mẹ cần giúp trẻ biết chấp nhận và vượt qua khỏi những cảm giác này. Để trẻ tự nhiên bộc lộ cảm xúc Khi trẻ không đạt được thành công dù đó là trong lớp học hay trong các trò chơi bạn nên tạo điều kiện cho con được bày tỏ cảm xúc thất vọng. Và một trong những điều tốt nhất bố mẹ nên làm là lắng nghe chúng thông cảm và giúp đỡ con giải quyết những vấn đề đó. Sau đó hãy hướng con vào một việc gì khác để trẻ tạm thời quên cảm xúc đó đi. Khi con đã bình tĩnh bạn hãy ân cần giải thích cho con hiểu. Không nên tạo áp lực cho trẻ Bạn không nên mong con làm những điều quá sức mà không quan tâm đến khả năng ý thích hay những hạn chế của con. Khi trẻ thất bại trong một việc gì đó nếu bạn tỏ ra chán nản tức giận hay quát mắng thì con bạn sẽ càng buồn và lo sợ mất tự tin khi phải bắt đầu làm một việc gì khác. Bạn nên giúp trẻ hiểu rằng chiến thắng không phải là điều quan trọng nhất. Hãy dành những lời khen ngợi cho nỗ lực và thái độ của trẻ giống như khi chúng đã là người chiến thắng. Và cho trẻ biết bạn luôn yêu trẻ cho dù chúng thành công hay thất bại. Giúp con hiểu và chấp nhận thất bại Hãy rèn cho con tính độc lập từ những việc nhỏ như chọn bộ quần áo sẽ mặc để con có thể học được rằng khi đã quyết định làm việc gì đó thì phải chấp nhận kết quả của nó và sẵn sàng tự giải quyết các vấn đề xảy ra. Mặt khác bạn có thể dạy cho con biết mỗi người đều có khả năng riêng không ai là hoàn hảo cả. Do đó con không nhất thiết phải làm cho bằng được giống như bạn nào đó và ngược lại có những việc con sẽ làm tốt hơn bất cứ bạn nào trong lớp. Bố mẹ có thể rèn cho con kỹ .