Cuối cùng tôi cũng lên được vùng Cao Sơn ở mãi tận xã Lũng Cao của vùng núi Bá Thước (Thanh Hoá). Nơi chênh vênh giữa núi Pù Luông và ba bản Son – Bá – Mười. Nơi, những nhà báo đi trước đã can đảm nằm lòng dặn lên rừng nhớ ghé thăm vị thủ lĩnh săn hổ năm xưa, ông Hà Hoàng Nhi đã ngoài bảy mươi mà khoẻ mạnh tráng kiện như người đàn ông thành phố ở thời kỳ sung mãn. | Pù Luông ở độ cao Cuối cùng tôi cũng lên được vùng Cao Sơn ở mãi tận xã Lũng Cao của vùng núi Bá Thước Thanh Hoá . Nơi chênh vênh giữa núi Pù Luông và ba bản Son - Bá -Mười. Nơi những nhà báo đi trước đã can đảm nằm lòng dặn lên rừng nhớ ghé thăm vị thủ lĩnh săn hổ năm xưa ông Hà Hoàng Nhi đã ngoài bảy mươi mà khoẻ mạnh tráng kiện như người đàn ông thành phố ở thời kỳ sung mãn. Chỉ ao ước ngày mùa nhà sàn đầy thóc Con người nơi đây đã tựa vào cây rừng và đá núi hùng vĩ hẳn vậy mới rắn rỏi thế. Và cái chính là họ sống đơn giản không sân si như dưới xuôi. Không sấp ngửa kiếm tiền mặc dù dưới xuôi có nhà dư đầy tiện nghi. Một nông dân vùng Cao Sơn tên Hà Nhâm nói tết đến năm mới chỉ ước ao ngày mùa nhà sàn đầy thóc chuồng đầy gà vịt ruộng đầy rau. Có cái tivi thì xem vào buổi tối một lúc thôi rồi đi ngủ không cần đồng hồ báo thức làm gì. Chỉ nghe gà gáy là báo thức rồi. Buổi sáng ở Cao Sơn bên bản Son vắng vẻ nghe tiếng gà gáy động núi nghe du dương thấy mình đi một chặng đường trơn heo vắng rợn người có khi bò trên đường mà không sợ ai cười trong sự lấm láp khó tả của mưa rừng bất chợt. Rồi tất cả chìm vào âm u nghe mưa ở rừng Pù Luông cảm giác như đang sống ở một thế giới khác. Nơi đây không có sự bon chen của con người càng không có sự tắc đường và ám ảnh đám đông như một bầy kiến bu chật cả ngã tư thành phố cũng tiêu tan. Khắp nơi ở vùng sơn cước này phủ trắng hoa mận thưa thác hoa mai điểm mấy khóm đào bích thẫm cả trời chiều ngơ ngẩn trái tim ta. Và tiếng gà lại gióng lên tiếng con trống choai choai đập cánh y như sự mạnh mẽ của thế giới đàn ông. Nghe chuyện thật chứ không phải huyền thoại già làng Hà Hoàng Nhi từng hạ con hổ lớn về bản phá nương ngày bắp trổ hạt rồi ông lại đổi bộ xương hổ lấy cái nồi đồng đựng cám cho heo ăn. Giá trị một cái nồi đồng cổ cũng chỉ đến đựng cám thôi chứ không thể nghĩ xa hơn nó là đồng nguyên chất của thời kỳ đồ đồng những thế kỷ trước giá trị lắm. Quà tặng đôi khi có giá trị với người này mà không có giá trị với người .