Viện kiểm sát(VKS) là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. | . Những vụ án đó bao gồm: Thứ nhất, vụ án dân sự mà đương sự có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS, nhưng Thẩm phán không tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự và đương sự khiếu nại. Theo đó, khi mà đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một số biện pháp để thu thập chứng cứ như: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Trưng cầu giám định; Quyết định định giá tài sản; Xem xét, thẩm định tại chỗ; Uỷ thác thu thập chứng cứ; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên khi đương sự có yêu cầu mà thẩm phán lại không tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự. Điều này trái với quy định của pháp luật. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì cần phải có sự tham gia của VKS khi mà đương sự có khiếu nại. Thứ hai, vụ án dân sự mà đương sự có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS, nhưng Thẩm phán đã tiến hành biện pháp để thu thập chứng cứ không đúng với biện pháp mà đương sự yêu cầu và đương sự khiếu nại. Khi đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ một trong số các biện pháp mà BLTTDS quy định tại khoản 2 Điều 85 nhưng Thẩm phán lại thực hiện sai yêu cầu của đương sự, ví dụ: đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự thì Thẩm phán lại cung cấp những tài liệu đã cũ kĩ, không thể đọc được,.Việc cung cấp các tài liệu này làm cho các đương sự khó có điều kiện để chứng minh được sự thật của vụ án, gây hậu quả xấu cho đương sự. Do đó, để bảo vệ lợi ích của mình các đương sự buộc phải khiếu nại và trong trường hợp này, sự tham gia của VKS là cần thiết. Thứ ba, trong vụ án dân sự mà đương sự có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS và Thẩm phán tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ theo đúng yêu cầu của đương sự nhưng không đầy đủ hoặc không đúng quy định của BLTTDS về việc tiến hành biện pháp đó và đương sự khiếu nại. Thứ tư, Trong vụ án dân sự mà đương sự khiếu nại về việc Toà án thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự khác. Thứ năm, Trong vụ án dân sự mà không có đương sự nào có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ, nhưng Toà án vẫn tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS và đương sự khiếu nại. Thứ sáu, trong vụ án dân sự mà đương sự khiếu nại về việc Toà án tự thu thập chứng cứ không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 87, khoản 1 Điều 88 và điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS. Đó là khi pháp luật quy định: Lấy lời khai của người làm chứng theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Toà án hoặc ngoài trụ sở Toà án; Đối chất theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau; Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp khi các bên thoả thuận theo mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí. Tuy nhiên, Thẩm phán lại thực hiện sai các quy định đó, và đương sự có yêu cầu cần phải có sự tham gia của VKS để đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật của Tòa án.