Giáo trình động vật học part 1

Trong những năm gần đây, khối kiến thức về động vật tăng thêm và nhiều phát hiện mới đã làm thay đổi ít nhiều các quan niệm truyền thống, chính vì vậy việc biên soạn giáo trình và cập nhật kiến thức mới là điều rất cần thiết. Quan điểm biên soạn là nhằm phát huy năng lực tự học, tự tìm tòi, tạo được niềm say mê nghiên cứu của sinh viên. Về nội dung coi trọng tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Tính cơ bản được thể hiện khi lựa chọn nội dung các đối tượng động. | ĐẠI HỌC HUẾ LÊ TRỌNG SƠN GIÁO TRÌNH ĐỘNG VẬT HỌC HUẾ - 2006 i Lời nói đầu T rong những năm gần đây khối kiến thức về động vật tăng thêm và nhiều phát hiện mới đã làm thay đổi ít nhiều các quan niệm truyền thống chính vì vậy việc biên soạn giáo trình và cập nhật kiến thức mới là điều rất cần thiết. Quan điểm biên soạn là nhằm phát huy năng lực tự học tự tìm tòi tạo được niềm say mê nghiên cứu của sinh viên. về nội dung coi trọng tính cơ bản hiện đại và thực tiễn. Tính cơ bản được thể hiện khi lựa chọn nội dung các đối tượng động vật để giới thiệu. Vừa đảm bảo cái chung đại diện cho một hay một số ngành hay lớp vừa đảm bảo cái riêng của đặc điểm cụ thể của loài hay nhóm loài. Tính cơ bản này giúp cho người học giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến một loài sinh vật trong tự nhiên. Tính hiện đại được thể hiện trong việc cố gắng cập nhật khối kiến thức mới được công bố về động vật học như các nghiên cứu về sinh học phân tử về các nhóm động vật mới được phát hiện. vào trong giáo trình. Tính thực tiễn được thể hiện là khẳng định giá trị thực tiễn của các nhóm động vật gắn liền với những nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học trong và ngoài nước tạo cho người học sự thích thú say mê về đối tượng mà họ quan tâm. về phương pháp giáo trình chú trọng yêu cầu rèn luyện người học về lòng yêu thiên nhiên về đạo đức khoa học đề cao việc tự học và tự nghiên cứu. Khi biên soạn chúng tôi lưu ý tên khoa học sự kết hợp các mảng kiến thức được liên kết với quan điểm tiến hoá và sinh thái học cố gắng cung cấp các hình vẽ giản đơn chính xác để minh hoạ tốt nhất cho vấn đề đã nêu trong lý thuyết giúp cho người học dễ hiểu và nhớ lâu hơn. Trong quá trình biên soạn giáo trình này chúng tôi được sự giúp đỡ và động viên rất lớn của các đồng nghiệp trong Đại học Huế có sự đóng góp nhiều ý kiến quý báu của Thái Trần Bái GS TS. Lê Vũ Khôi. Chúng tôi đã sử dụng những thông tin có tính chất tổng kết và một số hình vẽ trong giáo trình Động vật học Không xương sống của Thái

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.