Tham khảo bài viết chỉ báo relative strengh index , tài chính - ngân hàng, đầu tư chứng khoán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chỉ báo Relative Strengh Index (RSI) RSI là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến, nó đo lường cường độ dao động liên quan đến giá hiện tại với giá quá khứ. RSI là một công cụ đa năng, nó có thể sử dụng để: Cho tín hiệu mua, bán. Chỉ ra tình trạng quá mua (overbought), quá bán (oversold). Xác nhận hướng di chuyển của đường giá. Cảnh báo khả năng đảo chiều thông qua dấu hiệu phân kỳ (divergences) Tín hiệu mua: Mua khi RSI cắt và nằm phía trên lằn có giá trị 30 (Vùng quá bán) Tín hiệu bán: Bán khi RSI cắt và nằm phía dưới lằn có giá trị 70 (Vùng quá mua) Đồ thị dưới đây của BMI, rất dễ dàng để xác định các thời điểm mua bán. Lưu ý: Khi RSI tăng hoặc giảm không liên tục thì những tín hiệu mua bán không xuất hiện. Có thể thay đổi số phiên đang xét ít hơn; ví dụ như mặc định là 14 phiên và ta sẽ điều chỉnh thành 5 phiên (như hình vẽ phía dưới). Cần nhớ rằng khi giảm số phiên chỉ mang tính chất nhất thời, không ổn định, khi tăng số phiên xem xét thì tín hiệu mau bán sẽ chắc chắn hơn. Sự phân kỳ của RSI Đây là một cách khác để nhận diện tín hiệu mua bán của chỉ báo RSI: Mua khi đường giá và đường RSI đều đang tăng, với điều kiện đường RSI cắt và nằm trên lằn có giá trị là 50. Bán khi đường giá và đường RSI đều đang giảm, với điều kiện là RSI cắt và nằm phía dưới lằn có giá trị là 50 Cách này ít được sử dụng để nhận diện tín hiệu mua bán, mà chúng thường được sử dụng để xác nhận lại hướng di chuyển của đường giá. Xác nhận và phân kỳ của RSI: Sử dụng RSI để xác nhận hướng di chuyển của đường giá rất có hiệu quả và cảnh báo trước khả năng đảo chiều thông qua sự phân kỳ của chỉ báo RSI.