Khi xét những khuynh hướng đoàn thể , ta đã thấy loài người muốn thoát ra khỏi mình để sống một đời bành trướng hơn , phong phú hơn và để mở rộng cái khung chật hẹp của lòng ích kỷ ra . Bây giờ xét đến những khuynh hướng thượng đẳng –khuynh hướng mà trên kia tôi đã gọi là khuynh hướng lý tưởng – ta sẽ thấy loài người còn muốn sống một đời sống rộng rãi hơn nữa , muốn hiểu biết mỗi ngày một nhiều , muốn đạt đến một cái đẹp mỗi ngày một. | CHƯƠNG XXII LÒNG YÊU SỰ THỰC VÀ TÍNH NÓI DỐI Khi xét những khuynh hướng đoàn thể ta đã thấy loài người muốn thoát ra khỏi mình để sống một đời bành trướng hơn phong phú hơn và để mở rộng cái khung chật hẹp của lòng ích kỷ ra. Bây giờ xét đến những khuynh hướng thượng đẳng -khuynh hướng mà trên kia tôi đã gọi là khuynh hướng lý tưởng - ta sẽ thấy loài người còn muốn sống một đời sống rộng rãi hơn nữa muốn hiểu biết mỗi ngày một nhiều muốn đạt đến một cái đẹp mỗi ngày một thuần tuý hơn và đến một điều thiện mỗi ngày một cao thượng hơn . Tất cả những năng lực của ta đều như bị ba lý tưởng đó - sự THỰC cái ĐẸP và điều THIỆN -hút lại không sao chống lại được. Do đó ta có 3 dòng yêu yêu sự Thực yêu cái Đẹp và yêu điều Thiện . I. Lòng yêu sự thực vốn không vị lợi và vốn hoạt đông. Lòng yêu sự thực của trẻ và người lớn Hễ yêu sự thực là muốn hiểu biết . Nhưng muốn hiểu biết nhiều khi không phải là yêu sự thực vì nhiều khi ta tò mò chỉ để thoả mãn lòng ích kỷ của ta để nói xấu người khác chẳng hạn . Lòng yêu sự thực khác hẳn. Trước hết nó bản nhiên không vị lợi. Nó xui ta theo đuổi sự thực chỉ vì sự thực đó là tự nó đã tốt rồi đã làm cho ta cao thượng hoàn toàn hơn rồi . Lòng yêu sự thực lại bản nhiên hoạt động nữa vì nó làm cho ta mỗi ngày một tri tân và giữ chặt lấy những điều ta đã nghĩ kỷ và xác tín dù có phải hy sinh mấy đi nữa cũng không quản . Lòng yêu cực kỳ chân thật đó trẻ con đã có rồi. Nhiều khi chúng hỏi ta Thế nào tại sao chỉ để hiểu chứ không có ý gì khác. Lòng yêu đó cũng hoạt động nữa cho nên nhiều khi chúng ngây thơ nói thẳng ra một cách tự nhiên những cái mà đáng lẽ không nên nói làm cho ta phải bối rối lo buồn . Những khi ấy ta mắng chúng là bất trị nhưng sao ta không tự mắng ta trước là đã dại dột nói to để chúng nghe thấy Ta nên không bao giờ nói to những điều mà ta sợ tiếng vang nhắc lại. Sau cùng ta thấy nhiều trẻ có lỗi lại thú ngay với ta tuy rằng không ai biết lỗi của chúng cả . Ở người lớn lòng yêu sự thực đó còn mạnh hơn. Nhờ nó mà khoa học mới