Sự sợ hãi và giận dữ là hai xu hướng mà đối tượng vừa là cơ thể vừa là tinh thần ta , không như thị dục và nhu yếu là những xu hướng chỉ thuộc riêng về đời sống vật chất của ta thôi . Cả hai đều là bản năng tự vệ cả , nhưng sợ hãi là thể thụ động , còn giận dữ là thể phản động của bản năng đó . I. Nguyên nhân của tính sợ hãi Sợ hãi vài khi do di truyền. Gà con trông thấy diều hâu là trốn, chuột. | CHƯƠNG VIII SỢ HÃI Sự sợ hãi và giận dữ là hai xu hướng mà đối tượng vừa là cơ thể vừa là tinh thần ta không như thị dục và nhu yếu là những xu hướng chỉ thuộc riêng về đời sống vật chất của ta thôi . Cả hai đều là bản năng tự vệ cả nhưng sợ hãi là thể thụ động còn giận dữ là thể phản động của bản năng đó . I. Nguyên nhân của tính sợ hãi Sợ hãi vài khi do di truyền. Gà con trông thấy diều hâu là trốn chuột trông thấy mèo ngựa trông thấy cọp cũng vậy tuy là chúng mới trông thấy lần đầu. Trong nhiều cù lao cùng một giống chim mà những con ở ngoài bờ biển trông thấy người là bay còn những con ở giữa cù lao thì không sợ người. Như vậy không phải di truyền là gì Trẻ con cũng vậy . Có đứa hét lên khi người vú ẳm chúng mới bắt đầu xuống bực thang hoặc vào trong buồng tối. Có đứa chưa té lần nào đã sợ té. Có đứa lại sợ chim sợ rắn sợ cả chó mèo . Hình như sự sợ hãi đó là tiếng nói của những thế hệ đã khuất còn vang lại ở trong lòng ta như một tiếng dội xa xôi và làm cho ta dự cảm thấy nỗi nguy trước khi biết nó . Nhưng không phải sự sợ hãi bao giờ cũng có một nguyên nhân xa xôi như vậy. Thưòng khi phải đã có những cảm giác khó chịu rồi mới thấy sợ. Nếu đứa trẻ chưa té đã sợ té thì khi té rồi còn sợ hơn nữa. Có đứa vì sợ đòn cha mẹ mà sinh ra sợ người . Khi trẻ biết tưởng tượng rồi người ta lại có thêm nhiều cách làm cho nó sợ. Người ta đem ma quỷ ông Ba Bị ra doạ cho nó nín. Trong khi mẹ mắng con cha nấp vào một chỗ đập thình thình làm ma dọa con thấy con sợ mà đắc chí lắm cho như vậy là có ích cho trẻ . Ở thành thị người ta còn gọi những người nghèo đói ăn mặc bẩn thỉu vào nhà làm Ông Kẹ để dọa con nữa. Hình như người ta có cái thú dã man là làm cho óc trẻ biến tính đi mất mầm can đảm đi . Sau cùng Rousseau còn chỉ cho ta nguyên nhân sau này Các bà mẹ lúc nào cũng lo sợ tai nạn xảy đến cho con. Trẻ mới đụng vào cái bàn là tứ phía có tiếng la lên. Người ta phàn nàn an ủi chúng. Như vậy trách chi ngày sau chúng chẳng nhút nhát và hơi đau một chút là sợ II. Tai hại của sợ .