Thấy người khác đau khổ mà ta bứt rứt trong lòng, như vậy là có lòng "trắc ẩn" và ai cũng cho lòng trắc ẩn là một đức, chẳng suy nghĩ xem nó có thực là một đức hay không. Tôi thấy nó không phải là một đức, chứng cớ tôi biết một bà nọ luôn luôn than thở cho người khác: "Bà A tội nghiệp đó, chắc đau khổ lắm vì người đâu mà xấu xí đến thế!", "ông B nọ không bao giờ làm việc gì mà thành công, tội nghiệp!", "cô em C kiếm hoài không. | Lòng trắc ẩn Thấy người khác đau khổ mà ta bứt rứt trong lòng như vậy là có lòng trắc ẩn và ai cũng cho lòng trắc ẩn là một đức chẳng suy nghĩ xem nó có thực là một đức hay không. Tôi thấy nó không phải là một đức chứng cớ tôi biết một bà nọ luôn luôn than thở cho người khác Bà A tội nghiệp đó chắc đau khổ lắm vì người đâu mà xấu xí đến thế ông B nọ không bao giờ làm việc gì mà thành công tội nghiệp cô em C kiếm hoài không được một tấm chồng rõ khổ . Bà ta luôn luôn tỏ vẻ thương hại người khác và tôi phải nhận rằng bà thực sự sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Nhưng lạ lùng thay những người được bà tỏ lòng thương xót luôn luôn muốn mau tránh mặt bà và thấy họ vô ơn như vậy bà lại tỏ lòng thương hại nữa Tội nghiệp họ tưởng rằng giữ kín nỗi lòng không thổ lộ với tôi là có lòng tự trọng đấy nhưng tôi sẽ làm cho họ thổ lộ vì rốt cuộc họ luôn luôn sẽ thấy cần phải thổ lộ với tôi Lòng thương người của bà đó là cái gì giống thái độ người tự cho mình là trung tâm vũ trụ mà khéo che đậy. Vì tỏ vẻ thương hại người khác bà thấy rõ rằng mình hơn người khỏe mạnh đẹp giàu có thành công hơn người. Thành thử thấy người khác đau khổ bà thích thú lạ lùng. Không phải tôi bịa ra nhân vật đó đâu nhân vật đó có thực. Dĩ nhiên trường hợp đó là một cực đoan nhưng mỗi người cũng nên tự hỏi khi mình tỏ lòng thương ai thì mình thấy thích thích một chút không thích vì mình cảm thấy hơn kẻ đó. Mà cái tình thương người khả nghi đó không thực là lòng trắc ẩn. Thực là lòng trắc ẩn thì phải thông cảm với người khác nghĩa là phải hiểu người khác tực đặt mình vào tình cảnh của người tới cái mức cùng vui cùng khổ với người được. Được như vậy thì ta có thể có thiện cảm với một người trước khi ta lãnh đạm hoặc ghét bỏ nữa. Thiện cảm của ta có thể mạnh tới nỗi dù ở xa cũng đồng cảm với người thương hiện tượng đó gọi là thần giao cách cảm. Vậy giữa lòng trắc ẩn chân thực và cái mà người ta gọi là thiện cảm có một quan niệm mật thiết chặt chẽ. Hễ lòng trắc ẩn dựa trên thiện cảm hoặc gợi được thiện cảm thì người