Đường xu hướng và kênh xu hướng

Đồ thị giá là một bức tranh của người mua (bulls) và người bán (bears). Xu hướng giá tiết lộ ai là người chiến thắng. Giá không bao giờ đi theo đường thẳng mà biến động theo hình zigzag vì giá tăng và giảm phụ thuộc vào ai là người chiến thắng giữa hai nhóm trên. | Đường xu hướng và kênh xu hướng Trendlines and Channel Line Đường xu hướng (Trendlines): Đồ thị giá là một bức tranh của người mua (bulls) và người bán (bears). Xu hướng giá tiết lộ ai là người chiến thắng. Giá không bao giờ đi theo đường thẳng mà biến động theo hình zig-zag vì giá tăng và giảm phụ thuộc vào ai là người chiến thắng giữa hai nhóm trên. Trend có nghĩa là xu hướng của thị trường hay là cách mà thị trường đang vận động. Các xu hướng được đặc thù bởi các đỉnh và các đáy. Xu hướng (trend) có 3 cấp: xu hướng chính, xu hướng trung gian, xu hướng ngắn hạn. Theo lý thuyết Dow xu hướng chính có thể kéo hơn một năm trở lên. Xu hướng trung gian từ 3 tuần đến nhiều tháng, xu hướng ngắn hạn là những gì kéo dài dưới 2 tuần hoặc 3 tuần. Hầu hết các hệ thống chỉ báo xu hướng là theo dõi xu hướng trung gian, còn xu hướng gần được sử dụng như là thời điểm xâm nhập thị thị trường. Vẽ được một đường xu hướng đúng đắn là cả một nghệ thuật. Các trạng thái (các kiểu) của thị trường: Uptrend: thị trường có xu hướng tăng giá. Là tập hợp một dãy các đỉnh và đáy theo chiều tăng lên. Là thời điểm nên mua vào và chờ giá lên tiếp. Downtrend: thị trường có xu hướng giảm giá, cho thấy các đỉnh và đáy theo chiều đi xuống. Là thời điểm nên bán ra hoặc tạo trạng thái bán trước (short sales) với quan điểm sẽ mua lại ở mức giá thấp hơn. Sideways (market range, consolidation): thời kỳ mà không có xu hướng mạnh nào diễn ra cho cả hai chiều mua và bán. Kết quả là giá sẽ biến động trong một khoảng xác định, đây là dấu hiệu để ta không tham gia vào thị trường. Tuy nhiên vẫn có thể kinh doanh theo kiểu bán cao-mua thấp (range trading). Choppy: giá biến động xung quanh mức đỉnh và đáy trong một thời gian ngắn và ít có biến động lớn Tác dụng của đường xu hướng: Xác định chiều hướng của thị trường Dấu hiệu đảo chiều Dấu hiệu tiếp tục xu hướng Các điểm support và resistance Các tính chất của đường xu hướng: Càng nhiều điểm vẽ xác định thì đường trendline càng có ý nghĩa. Càng tồn tại lâu thì đường trendline càng có hiệu lực Càng có độ dốc càng lớn, đường trendline càng dễ bị phá vỡ. Ngược lại nếu độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì ít có ý nghĩa. Trường hợp này thường thì ta vẽ lại các đường xu hướng mới có ý nghĩa hơn Khi bị phá vỡ, các điểm support và resistance cũ sẽ đảo ngược vai trò. Khi vẽ các đường xu hướng lúc đầu không nên cắt ngang qua giá Những dấu hiệu khi một xu hướng bị phá vỡ: Giá đóng cửa dưới đường xu hướng có ý nghĩa hơn một sự xuyên phá qua trong ngày. Sử dụng điều kiện 3%. Qui luật 2 ngày. Khi một đường xu hướng hỗ trợ hay kháng cự bị phá vỡ nó sẽ đảo ngược vai trò hiện tại. Giá mục tiêu khi phá vỡ xu hướng: khi phá vỡ đường xu hướng, giá có xu hướng di chuyển một đoạn đúng bằng khoảng cách đạt được ở xu hướng cũ. Kênh xu hướng (Channel Line) Được tạo thành từ một đường xu hướng và một đường thẳng song song với nó vẽ từ một đỉnh (trường hợp tăng giá) hay từ một đáy (trường hợp giảm giá) được xác định và có ý nghĩa theo thời gian. Đây là một thước đo không chính thức cho biết xu hướng có thể tiến xa đến mức nào tại điểm dịch chuyển cao nhất (hoặc thấp nhất) của nó. Mục đích của kênh xu hướng: Dùng để thu lãi trong kinh doanh ngắn hạn Có thể dùng để tạo trạng thái ngược chiều với xu hướng chính trong ngắn hạn Dùng để xác nhận chắc chắn hơn về xu hướng đang diễn ra

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    22    4    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.