Đây là cấp độ giá mà các nhà đầu tư chấp nhận ở mức sàn và trần của sự chuyển động giá thị trường. Mức sàn này thông thường được cho là đường hỗ trợ và mức trần là kháng cự. Mức hỗ trợ thì luôn nằm dưới giá hiện hành còn mức kháng cự thì nằm trên. | Mức Hỗ trợ và mức Kháng cự (Support and Resistance Level) Giới thiệu: Đây là cấp độ giá mà các nhà đầu tư chấp nhận ở mức sàn và trần của sự chuyển động giá thị trường. Mức sàn này thông thường được cho là đường hỗ trợ và mức trần là kháng cự. Mức hỗ trợ thì luôn nằm dưới giá hiện hành còn mức kháng cự thì nằm trên. Mức hỗ trợ xảy ra khi thị trường đang giảm và mức kháng cự xảy ra khi thị trường đang tăng. Đôi khi thị trường sẽ kiểm tra lại các mức này, xem chúng có vững chắc hay không và khi những mức này vẫn còn tồn tại thì ta có thể nói đây là những mức kháng cự hay hỗ trợ. Mức kháng cự nó giống như là khỏang trống của đường giá, ở tại vị trí đó thị trường không thể vượt qua mức này, nó là chướng ngại vật lớn của đường giá, một cái mức mà ở nơi đó người bán đông hơn là người mua. Cấu tạo: Khi sử dụng bar chart hay candlestick, cái cơ bản của đường hỗ trợ là chúng ta tìm ra những mức giá thấp nhất của các phiên giao dịch và nối lại với nhau bằng 1 đường thẳng sao cho phần lớn các giá đều nằm phía bên trên đường thẳng này. Trong một vài trường hợp đường hỗ trợ được vẽ từ một số điểm cao nhất, bất chấp một số điểm nằm ngòai đường hỗ trợ. Lý do mà chúng ta phải tìm kiếm mức hỗ trợ là muốn tận dụng tốt thời điểm để mua và giảm bớt rủi ro. Kháng cự có nghĩa là quá tầm tay hay còn được hiểu là vùng đỉnh của đường giá. Chúng thường tạo ra các đỉnh hoặc số ít là các đỉnh nhỏ. Ở vùng đó mức kháng cự có cường độ là rất lớn nhưng thị trường cũng sẽ thường xuyên thử lại mức này để xem chúng có thật sự bền vững hay không? Cách sử dụng: - Mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Bán khi đường giá xuyên qua mức hỗ trợ và đi xuống (breakdown) và mua khi đường giá vượt qua mức kháng cự theo hướng đi lên (breakout). Một đường hỗ trợ bị đường giá bẻ gãy khúc nó sẽ trở thành mức kháng cự cho xu hướng tiếp theo. Và ngược lại mức kháng cự bị gãy khúc nó sẽ trở thành mức hỗ trợ. - Một vài nhà đầu tư sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự để xác định xu hướng và họ thường thấy dễ dàng khi ra quyết định mua khi đường giá hiện tại nằm trên mức hỗ trợ và bán khi đường giá nằm sát phía dưới mức kháng cự. Trong khi đó một số nhà đầu tư khác thì đợi cho mức kháng cự hay hỗ trợ bị gãy khúc thì họ mới ra quyết định mua-bán. - Cắt lỗ (Stop losses) thường không nằm trong phạm vi này, các nhà đầu tư ngắn hạn (day traders) cũng tìm kiếm những điểm dừng (non-trade) dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự này . Đôi khi các mức này đối lập với các kỹ thuật chỉ báo và các nhà đầu tư ngắn hạn phải biết cách sử dụng uyển chuyển thì mới thành công được. Đối với nhà đầu tư dài hạn (long-term traders) thì họ sử dụng mức hỗ trợ hay kháng cự như là một cách kinh doanh kinh điển.