Hơn một phần ba các ca tử vong trong trẻ em trên thế giới là do suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng thường đi đôi với nghèo đói Đó là kết luận của một nghiên cứu về liên hệ giữa ảnh hưởng của tình trạng thiếu lương thực lên các bà mẹ và trẻ em đăng trên tạp chí Y khoa Anh the Lancet. Hơn 80% các ca tử vong xảy ra tại khoảng 20 quốc gia. Tuy nhiên, các khoa học gia cho hay chỉ cần thay đổi một số thói quen như tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ. | Suy dinh dưỡng làm tăng tử vong ở trẻ Hơn một phần ba các ca tử vong trong trẻ em trên thế giới là do suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng thường đi đôi với nghèo đói Đó là kết luận của một nghiên cứu về liên hệ giữa ảnh hưởng của tình trạng thiếu lương thực lên các bà mẹ và trẻ em đăng trên tạp chí Y khoa Anh the Lancet. Hơn 80 các ca tử vong xảy ra tại khoảng 20 quốc gia. Tuy nhiên các khoa học gia cho hay chỉ cần thay đổi một số thói quen như tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ là có thể giảm con số này. Các khoa học gia thực hiện nghiên cứu cho biết suy dinh dưỡng là một khía cạnh của y tế thường xuyên bị xem thường tuy nó dẫn đến nhiều hậu quả như còi xương suy yếu trầm trọng và thậm chí là tử vong trong hơn ba triệu rưỡi trẻ em mỗi năm. Thiếu ăn Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu các khoáng chất và vitamin quan trọng thường do thiếu ăn gây ra. Các tác giả nói trên toàn cầu suy dinh dưỡng chủ yếu ảnh hưởng tới trẻ em tại 20 quốc gia đa phần ở châu Phi và Nam Á cùng Bắc Hàn và Indonesia. Bằng cách thay đổi một số thói quen đơn giản như phể biến việc nuôi con bằng sữa mẹ và tăng cung cấp các vitamin và khoáng chất các khoa học gia dự đoán con số trẻ tử vong có thể giảm tới 25 . Các nhà nghiên cứu cũng cho hay một nửa số quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất thực tế có các chương trình bữa ăn trong trường học nhưng không thể cứu vãn được tác hại do việc đói ăn gây ra trong hai năm đầu tiên trong đời trẻ trước khi chúng đi học. Một trong các quan ngại to lớn nhất về suy dinh dưỡng là tác hại lâu dài của nó. Trẻ em châu Phi và Nam Á chịu tác động nhiều vì suy dinh dưỡng Tiến sỹ Zulfiqar Bhutta từ trường đại học mang tên Aga Khan ở Pakistan là một trong các tác giả nghiên cứu đăng trên Lancet nói rằng Bị còi xương khi còn nhỏ sẽ dẫn đến giảm chiều cao lúc lớn và người thấp lùn thường có thu nhập kém hơn người có chiều cao bình thường. Do vậy tại các nước đang phát triển tình trạng suy dinh dưỡng cũng đi song song với hạn chế thu nhập và thu nhập kém sẽ gây ra thiếu dinh .