Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. | Trong quảng cáo truyền hình, khuôn mẫu giới có khuynh hướng rõ rệt hơn rất nhiều do đối tượng khán giả thường được mặc định là nam hoặc nữ. Khuynh hướng này có giảm bớt trong những năm gần đây nhưng khuôn mẫu nói chung thì vẫn như vậy. Trong quảng cáo, đàn ông được mô tả là mang tính tự trị cao hơn. Họ được mô tả ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp hơn phụ nữ, còn phụ nữ thì hầu hết chỉ được mô tả trong vai trò người nội trợ, người mẹ (quảng cáo bột giặt, quảng cáo sữa, quảng cáo bột nêm.). Đàn ông thường được mô tả trong các quảng cáo xe hay các sản phẩm thương mại còn phụ nữ thì thường được mô tả trong các quảng cáo đồ gia dụng. Đàn ông thường được mô tả khi họ đang ở bên ngoài xã hội hoặc trong công việc còn phụ nữ thường được mô tả khi đang làm nội trợ. Đàn ông thì thường được mô tả như những người có quyền uy. Và cùng với sự phát triển của quảng cáo thì dường như uy tín trong hình ảnh người đàn ông ngày càng tăng trong khi người phụ nữ lại biến mất dần đi. Những phát thanh cho các chương trình truyền hình là những người được coi là có tiếng nói của sự uy tín. Họ hầu hết là nam giới ( chiếm trên 94%). Trong những năm gần đây cũng có nhiều phát thanh viên nữ hơn những chủ yếu là tiếng nói của họ là trong lĩnh bực thực phẩm, các sản phẩm gia dụng và mỹ phẩm. Các phát thanh viên nam có xu hướng được gắn kết với nhiều loại sản phẩm hơn.