Công văn 1915/BXD-GĐ của Bộ Xây dựng về việc chủ động phòng chống động đất và hạn chế các thiệt hại gây ra cho người và các công trình xây dựng | Đây là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới. Một số dự án đầu tư của nước ngoài được triển khai ở Việt Nam. Làn sóng đầu tư lần thứ nhất của nước ngoài vào những năm 1990 đã tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp xây dựng ở Việt Nam phát triển. Nhiều công nghệ xây dựng mới đã được đưa vào áp dụng, như công nghệ cọc khoan nhồi, bê tông thương phẩm, đổ bê tông bằng bơm phun, sàn dự ứng lực (DƯL). tạo điều kiện cho xây dựng nhà cao tầng phát triển. Nhà cao tầng được xây dựng ngày một nhiều, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các nhà cao tầng thời kỳ này chủ yếu sử dụng giải pháp kết cấu chịu lực là khung - vách bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Một số giải pháp cấu tạo kháng chấn cũng đã được áp dụng trong thiết kế và xây dựng nhà, chẳng hạn như các giải pháp mối nối, giải pháp tạo khe kháng chấn, giải pháp tạo mặt bằng đối xứng. Đặc biệt là công trình Tham tán thương mại Liên Xô (nay là Toà nhà Đại sứ quán Cộng hoà Liên bang Nga tại Hà Nội) đã sử dụng giải pháp cách chấn bằng lớp đệm đá dăm dày 2m đặt dưới móng của công trình. Tiêu chuẩn kháng chấn được dùng để thiết kế cho các công trình này chủ yếu là tiêu chuẩn CHиП