Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến thuật nghi binh, dụ địch Nghi binh là một chiến thuật lợi hại trong chiến tranh, với thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, thuật nghi binh được ông nghiên cứu ứng dụng và đem lại hiệu quả chiến thắng cao. Một đặc điểm tiến hành quân sự của Quang Trung-Nguyễn Huệ là luôn nắm vững mặt yếu, mặt mạnh của đối phương trước khi quyết định cách đánh, nhất là trong chiến tranh chống ngoại xâm như trận Rạch Gầm-Xoài Mút, hoặc trận đại phá 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long. Với trận Rạch. | Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến thuật nghi binh dụ địch Nghi binh là một chiến thuật lợi hại trong chiến tranh với thiên tài quân sự Nguyễn Huệ thuật nghi binh được ông nghiên cứu ứng dụng và đem lại hiệu quả chiến thắng cao. Một đặc điểm tiến hành quân sự của Quang Trung-Nguyễn Huệ là luôn nắm vững mặt yếu mặt mạnh của đối phương trước khi quyết định cách đánh nhất là trong chiến tranh chống ngoại xâm như trận Rạch Gầm-Xoài Mút hoặc trận đại phá 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long. Với trận Rạch Gầm-Xoài Mút sau khi Nguyễn Phúc Ánh cầu viện mùa hạ năm Giáp Thìn 1784 vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương thống lĩnh hai vạn thủy quân và 300 chiến thuyền hợp cùng đạo quân của Phúc Ánh từ Vọng Các vượt biển sang Gia Định. Mặt khác vua Xiêm còn phái hai tướng Lục Côn và Sa Uyển đem ba vạn quân theo đường bộ qua Chân Lạp đến Gia Định phối hợp cùng với quân của Chiêu Tăng và Chiêu Sương. Quân Xiêm kéo vào Gia Định một cách rầm rộ. Quân Tây Sơn do tướng Trương Văn Đa chỉ huy vừa đánh chặn vừa rút để bảo toàn lực lượng và ứng phó với các trận đánh nhỏ của quân Nguyễn Ánh. Nhờ đó Trương Văn Đa đã chặn được sức tiến của quân giặc và sai Đô Úy Đặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo rõ tình hình Gia Định. Vua Thái Đức liền sai Nguyễn Huệ Võ Văn Dũng Trần Quang Diệu Bùi Thị Xuân cùng bộ tướng đem đại binh vào tảo trừ. Khoảng đầu năm 1785 hai vạn quân Tây Sơn thiện chiến xuống thuyền vào nam và đổ bộ đóng quân ở Mỹ Tho. Nguyễn Huệ sai Trương Văn Đa giữ thành Gia Định và tự mình đi xem xét địa hình địa thế và cho người do thám tình hình của địch. Sau khi nắm rõ địa hình địa thế tình hình quân Xiêm Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm và Xoài Mút là điểm quyết chiến. Trong trận đánh này ngoài lợi dụng thủy triều Nguyễn Huệ còn áp dụng nghệ thuật nghi binh khá linh hoạt. Các tướng Xiêm biết quân Tây Sơn ít hơn thế nào Nguyễn Huệ cũng dùng chiến thuật nghi binh. Tuy vậy khi trận đánh xảy ra chúng lại hoàn toàn bất ngờ. Quân Tây Sơn không chỉ mai phục sẵn ở hai bên bờ sông mà trong .