Nguyễn Huệ với chiến lược con người Nhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm có làm một bài thơ với lời chú thích rất lạ, như thế này: Mùa xuân năm Đinh Tỵ, tôi mộng thấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành; tôi hầu thảo chiếu thư. Câu cuối cùng ngự bút chữa là: "Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị" (Trẫm xuống cõi đời, lưu lại chính trị), rồi ngoảnh lại bảo tôi: "Trẫm thêm bảy chữ, người thấy thế nào?" Tôi khấu đầu khen hay. Cũng có thể những giấc mơ có. | HT V r 1 Ấ 1 A _ Nguyên Huệ với chiên lược con người Nhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung Ngô Thì Nhậm có làm một bài thơ với lời chú thích rất lạ như thế này Mùa xuân năm Đinh Tỵ tôi mộng thấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành tôi hầu thảo chiếu thư. Câu cuối cùng ngự bút chữa là Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị Trẫm xuống cõi đời lưu lại chính trị rồi ngoảnh lại bảo tôi Trẫm thêm bảy chữ người thấy thế nào Tôi khấu đầu khen hay. Cũng có thể những giấc mơ có thật nhưng ở đây người ta đọc thấy cái hàm ý của Ngô Thì Nhậm muốn dùng một giấc mơ để khuyên răn vua Cảnh Thịnh. Như thế là qua lời tự thẩm định của chính nhà vua trong giấc mơ thì khát vọng lớn ở đời của Nguyễn Huệ phải là chiến công mà là chính trị là làm sao xây đắp được một nền Đại Chính để nhân dân sống có hạnh phúc. Đây là sự đánh giá hết sức sâu sắc của một nhà văn hóa lớn đối với vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một nhà vương đạo mang cái Tâm nhân nghĩa bao trùm cả thời đại ông. Đối tượng toàn diện của chính trị là con người và vì thế có thể nói đến một Chiến lược con người trong sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Huệ. Truyền thuyết dân gian Bình Định có nói đến một nhân vật lịch sử tên là Giáo Hiến người thầy toàn diện đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên bản lĩnh của Nguyễn Huệ từ những năm còn vác cày cho tới khi trở thành thủ lĩnh khởi nghĩa. Đến trước khi nhắm mắt thầy giáo Hiến vẫn luôn luôn răn bảo người học trò mà ông đã gởi gắm tất cả kỳ vọng tương lai Một mai chống vững sơn hà Phải dùng văn trị dung hòa võ công Sau này rực rỡ đai cân Phải dùng đức trị mười phân vẹn mười Nhớ câu thu phục lòng người. Văn trị Đức trị Lòng người. có lẽ những bài học vỡ lòng ấy từ thuở dựng cờ đã vang động sâu thẳm trong bản chất minh tuệ của Nguyễn Huệ để phát triển lên thành tư tưởng vương đạo của ông qua suốt sự nghiệp giải phóng và phục hưng dân tộc. Không nghi ngờ gì nữa rằng một nền chính trị lớn Đại chính phải thể hiện đầy đủ lý tưởng An dân .