VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 4 Nhân Tông phê vào sách Khoa giáo do sư giải thích, có câu: “Đã qua tay Huyền Quang rồi thì một chữ cũng không thể thêm bớt”. Sư được người đời đương thời tôn trọng như thế. Thơ của sư thì thấy các tập Ngọc Tiên, Trích diễm, Việt âm, có các câu ‘Nhất lãnh thuế y, Bán gian thạch thất’ cùng với ‘Đức bạc thường tàm kế tổ đăng’, cho đến ‘Dĩ thị thành thiền tâm nhất phiến, Cũng thanh tức tức vị thùy đa’. Khí chất núi rừng khói ráng thể. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 4 Nhân Tông phê vào sách Khoa giáo do sư giải thích có câu Đã qua tay Huyền Quang rồi thì một chữ cũng không thể thêm bớt . Sư được người đời đương thời tôn trọng như thế. Thơ của sư thì thấy các tập Ngọc Tiên Trích diễm Việt âm có các câu Nhất lãnh thuế y Bán gian thạch thất cùng với Đức bạc thường tàm kế tổ đăng cho đến Dĩ thị thành thiền tâm nhất phiến Cũng thanh tức tức vị thùy đa . Khí chất núi rừng khói ráng thể hiện trong ngôn từ. Con người đạm bạc giản dị đơn sơ tưởng cũng có thể thấy được. Thì đâu có cái chuyện nói năng không gốc gác như thế tục đã ngoa truyền Hoặc có người nói Thế thì nên bỏ bản hạnh ấy chăng Xin trả lời Không thể. Giới hạnh của nhà sư rất cao thì việc sống lôi thôi lo cưới gả càng khó nói. Sự việc của sư đã rõ ràng thì chuyện mâm tỏi thành đồ chay trở nên vớ vẩn. Nhà vắng đem ra mà xét lại thì có thể nói rằng vua Trần nhiều lần sai thử sư mà sư không thể phạm Trúc Lâm Tam Tổ thế mà cam tâm được sao Năm Tân Mùi Cảnh Hưng triều Lê 1751 chánh tiến sĩ đốc trấn Ngô Thì Sĩ hiệu Ngọ Phong Công làng Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai soạn . Qua hai lời ghi cuối sách Tam tổ thực lục tờ 60a5-b8 này ta biết bản Tổ gia thực lục mà Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm đã sao chép vào trong Tam tổ thực lục là một bản sách do Tô Xuyên Hầu Lê Quang Bí đem từ Trung Quốc về vào năm 1569. Trình Tuyền Hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491-1580 có đọc bản Thực lục mới được đem về này và viết Giải trào văn. Sau đó bản văn đã được Ngô Thỉ Sĩ cha của Ngô Thời Nhiệm sao chép và viết lời phụ chú. Căn cứ vào lời giải trình của Ngô Thì Sĩ ta có thể giả thiết quá trình hình thành Tam tổ thực lục đã diễn ra như sau. Thứ nhất xuất phát từ bản Tổ gia thực lục có trong tủ sách của cha mình Ngô Thời Nhiệm đã lấy đọc và thấy cuối bản Tổ gia thực lục này Huyền Quang được thụy là Trúc Lâm thiền sư đệ tam đại đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả . Từ đó Ngô Thời Nhiệm đã nảy sinh ý nghĩ xây dựng một tác phẩm mang tên Tam tổ thực lục. Rồi thì Ngô ThờI Nhiệm