Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 2 Các cụ cao niên trong thôn Phương La giải thích vì Trần Hoằng Nghị ở vào “bậc ông của vua Trần Thái Tông”, nên có tên như vậy. Cũng có thể là như vậy, nhưng theo chúng tôi, chữ “Ông” trước kia (và cả ngày nay), trong khẩu ngữ nhằm để chỉ một người có quyền thế, có danh vọng trong vùng, (như trong thành ngữ “Con Ông, cháu Cha” chẳng hạn), ở đây để chỉ cụ Trần Hoằng Nghị. Hiện trong Miếu nhỏ còn lưu giữ được. | Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 2 Các cụ cao niên trong thôn Phương La giải thích vì Trần Hoằng Nghị ở vào bậc ông của vua Trần Thái Tông nên có tên như vậy. Cũng có thể là như vậy nhưng theo chúng tôi chữ Ông trước kia và cả ngày nay trong khẩu ngữ nhằm để chỉ một người có quyền thế có danh vọng trong vùng như trong thành ngữ Con Ông cháu Cha chẳng hạn ở đây để chỉ cụ Trần Hoằng Nghị. Hiện trong Miếu nhỏ còn lưu giữ được một tấm bài vị có ghi dòng chữ Phụng Đại Vương Thượng đẳng Phúc thần Trần Hoàng Nghị đồng tứ vị phu nhân Nghĩa là Nơi đây phụng thờ vị Đại vương được phong làm Thượng đẳng Phúc thần là Trần Hoàng Nghị cùng với bốn bà phu nhân của ngài . Dòng chữ trên cho chúng ta biết cụ Trần Hoằng Nghị đã từng được tôn làm Phúc thần của làng ứng Mão - Phương La. Trần Hoằng Nghị được tôn vinh làm Thần làng - Tổ họ . Cụ cũng chính là một trong số những người đầu tiên về nơi đây khai canh lập ấp vào những thập niên cuối thế kỷ thứ XII. Nhưng điều đặc biệt là cụ được thờ tại Đền Nhà Ông chứ không phải tại đình làng như thường thấy ở các nơi khác. Việc cụ Trần Hoằng Nghị cùng với người dân mở mang vùng đất Bến Trấn vào cuối đời Lý còn để lại các dấu ấn lịch sử tại đất Phương La - Xuân La - Trác Dương. Cả hai thôn Xuân La và Trác Dương cùng đều thờ Hoằng Nghị đại vương làm thần thành hoàng Đình Phương La hiện thờ Lục vị thành hoàng 6 vị -tương truyền là sáu anh em họ Trần - đã tiếp nối sự nghiệp của Trần Hoằng Nghị tổ chức khai khẩn làng xã xây dựng thôn trang giúp nhà vua dẹp loạn đánh giặc giữ nước. Như trên đã nói Trần Hoằng Nghị có 4 bà phu nhân. Có lẽ cụ sinh được khá nhiều con nhưng sử sách và thần tích chỉ còn ghi chép được 3 người con trai đó là Trần An Quốc Trần An hạ và Trần An Bang tức Trần Thủ Độ . Về Trần An Quốc chính sử của ta có nhắc tới ông. Đó là vào năm Giáp tý 1264 tháng Giêng Thái sư Trần Thủ Độ chết. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Thái tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ tâu An Quốc