Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến 10

Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến 10 Một tên khác của Lí Thường Kiệt cho ta thêm một gợi ý về địa vị đó của hoạn quan. Ông Hoàng Xuân Hãn trong Lí Thường Kiệt, khi đối chiếu với sách Trung Quốc, thấy ông danh tướng của Lí cũng được gọi tên khác là Lí Thượng Cát. Do cách phiên âm qua một thứ chữ không thể sát với âm vận bản xứ nên khó có thể biết tên nào là đúng nhưng ta hãy đoán ra theo cung cách bình thường. Chữ "thượng"/"thường" gần cận, thường được. | Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến 10 Một tên khác của Lí Thường Kiệt cho ta thêm một gợi ý về địa vị đó của hoạn quan. Ông Hoàng Xuân Hãn trong Lí Thường Kiệt khi đối chiếu với sách Trung Quốc thấy ông danh tướng của Lí cũng được gọi tên khác là Lí Thượng Cát. Do cách phiên âm qua một thứ chữ không thể sát với âm vận bản xứ nên khó có thể biết tên nào là đúng nhưng ta hãy đoán ra theo cung cách bình thường. Chữ thượng thường gần cận thường được thấy phiên âm cho chữ thằng . Và nó không phải lúc nào cũng có ý nghĩa khinh miệt. Nguyễn Ánh gọi tướng Tây Sơn là thằng Sâm thằng Hưng nhưng bia ruộng đời Trần chỉ chủ đất hẳn là theo tiếng gọi thông tục đương thời cũng như thằng ngày nay còn có ý nghĩa thân mật là khác. Với chữ cát thì ta có câu chuyện tranh chấp binh quyền cũng đời Lí về Vũ Cứt Vũ Đái chuyện năm 1150 . Ngay chữ Kiệt cũng có thể từ Cứt mà ra như trong chuyện năm 1189 Đại Việt Sử Lược tr. 229 Vua sai quan lớn trong triều xử vụ kiện Mạc Hiển Tích chắc vì bị tố cáo tư thông với Thái hậu quan sợ bị người đời chê Ngô Phụ quốc giúp nước . là lan lồn Lê Đô quan là kích kít cứt . Vậy thì Thường Kiệt Thượng Cát có thể là thằng Cứt . Ông Hoàng Xuân Hãn cho biết Thường Kiệt là tên tự dẫn bia Nhữ Bá Sĩ đoán tên tự có từ lúc xuất thân hiểu một cách khác là lúc vào cung làm hoạn quan. Tự thằng Cứt là một thứ nickname trong cung gọi ông danh tướng tương lai nọ như ngày nay trong dân gian còn gọi thằng Bò thằng Cu . có vẻ còn dễ nghe hơn tên của đám nô Trần Quốc Tuấn là Voi rừng Chó săn Cồng cộc . Và như đã nói cách nhìn của xã hội bên ngoài như thế cộng với sự bất toàn của thân xác không phải không ảnh hưởng đến hành vi của hoạn quan nhất là khi họ ở vào vị thế có thể toả rộng quyền hành dù là quyền hành nấp bóng quân vương chế độ. Người bị thiến Tư Mã Thiên cố bù đắp nỗi nhục mất danh tiết bằng những trang Sử kí để đời. Sử quan Nguyễn ghi rằng Lê Văn Duyệt năm 14 15 tuổi thường tự than thở rằng sinh ở đời loạn không dựng cờ trống đại tướng chép công danh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.