Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 1

Rạch Giá là hậu bối khá rộng của bờ biển vịnh Xiêm La. Bờ biển từ Rạch Giá (vàm sông Cái Lớn) ăn về phía Nam là khu rừng sác với cây mắm, cây giá, cây cóc, loại cây tạp không đem huê lợi gì đáng kể, trừ huê lợi sáp và mật ong, hoặc cua, ba khía sống nhun nhúc trong bãi bùn (khu vực của cây đước chỉ ở về phía cực Nam tận mũi Cà Mau). | Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 1 Rạch Giá là hậu bối khá rộng của bờ biển vịnh Xiêm La. Bờ biển từ Rạch Giá vàm sông Cái Lớn ăn về phía Nam là khu rừng sác với cây mắm cây giá cây cóc loại cây tạp không đem huê lợi gì đáng kể trừ huê lợi sáp và mật ong hoặc cua ba khía sống nhun nhúc trong bãi bùn khu vực của cây đước chỉ ở về phía cực Nam tận mũi Cà Mau . Hậu bối tức là sau lưng giáp vào rừng sác. Có thể nói đất Rạch Giá là rừng tràm minh mông nhiều phèn và thấp xa bờ biển hàng đôi chục cây số ngàn vẫn còn là rừng tràm cầm thủy trầm thủy . Nổi danh nhứt là U Minh Thượng và U Minh Hạ. U Minh Thượng là rừng chồi có từng lõm đất cháy than bùn nằm bên tả ngạn sông Cái Lớn. U Minh Hạ là rừng tràm tốt và mọc dày dọc ven biển chạy dài tới Cà Mau. Đất Rạch Giá khi người Pháp đến hãy còn nhiều cọp khỉ sấu heo rừng huê lợi chánh vẫn là mật và sáp nhờ bông cây tràm cây giá . Ngoài ra còn cây tràm làm củi cột nhà lá dừa nước để lợp nhà cá đồng và cá biển. Đáng chú ý là voi thường tới lui cánh đồng nối liền với Cần Thơ mà ăn lau sậy. Hai con sông đáng kể là Cái Bé và Cái Lớn từ đất thấp phía Đông chảy ra vịnh Xiêm La hiệp lại ở một vàm khá rộng. Hai con sông này chia ra nhiều nhánh nhóc. Ngọn sông Cái Bé ăn qua rạch Cần Thơ về bờ Hậu giang. Sông Cái Lớn ăn xuống Ba Xuyên thuộc Sóc Trăng hoặc xuống phía chợ Cà Mau nhưng là những đường liên lạc nhỏ bé vào mùa nắng có nhiều chặng cạn và hẹp đầy cỏ. Dân ở vùng Rạch Giá trước khi đào kinh xáng phần lớn sống nhờ nước mưa trừ trường hợp chợ Rạch Giá hứng nước ngọt từ kinh Thoại Hà đào từ cuối đời Gia Long nối qua Hậu giang. Giếng có thể đào trên mấy giồng cao ráo chắc thịt bên bờ sông. Vùng ven biển vịnh Xiêm La định cư được là nhờ nước suối chở từ Hòn Tre. Bên bờ Cái Lớn Cái Bé và các phụ lưu rải rác nhiều giồng nhiều gò nơi người Miên đến lập từng sốc những ốc đảo hoang vắng chung quanh là rừng che kín chân trời. Muỗi mòng rắn và vô số chim cò tha hồ nẩy nở. Trước đời Gia Long dân chúng đã chọn lựa vài gò cao lập được bảy xã theo

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.