Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ. Ở Thành Phố ,đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành, nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ " Hăm mốt Lê Lai,hăm hai Lê Lợi " cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ , ngày xưa học tiểu học cũng đã từng. | NGHI ÁN GIẾT LÊ LAI 1 Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ. Ở Thành Phố đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ Hăm mốt Lê Lai hăm hai Lê Lợi cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ ngày xưa học tiểu học cũng đã từng học chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa .Trong sử ký lớp ba do sử gia Trần Trọng Kim soạn Nha Học Chính Bắc Kỳ ấn hành đã được dùng làm sách giáo khoa dạy trong các trường. Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không Với những người yêu môn sử học có nghiên cứu thì thấy chuyện này lại khác. Nhiều nghi vấn được đặt ra Lê Lai cứu chúa ở trận nào thời gian nào Ông có bị quân Minh bắt không Hay ông còn sống và sau đó chết vì tay Lê Lợi Về việc này mỗi nhà viết sử viết một khác. a. Theo Dực Tông Anh Hoàng Đế vua Tự Đức trong Ngự Chế Vịnh Sử Tổng Luận cuốn 5 trang 49 .Có lần vua Lê Thái Tổ tiến đóng ở Lạc Thủy bị quân nhà Minh vây sát vua yếu thế lén rút về ở núi Chí Linh giặc Minh rút lui để trở lại tấn công xứ Mỹ-Lộng sách Hà Đã. Trong tình cảnh nguy khốn quân ít thế cô lại nhiều lần bị quân Minh vây hiếp vua ban hỏi các tướng lãnh trong các tướng có ai bằng lòng đem mình thay ta ra đánh ở Tây Đô để làm mồi nhử cho giặc bắt trường hợp đó ta sẽ rảnh tay chiêu tập quân sĩ để sau này mưu đồ đại sự. Lê Lai liền tình nguyện đảm đương việc này bèn xuất binh đến thành Tây Đô khiêu chiến và mặc áo Ngự bào tự xưng Bình Định Vương. Quân giặc trông thấy người mặc áo vàng tưởng là Bình Định Vương thật bèn đem hết quân đến vây và bắt sống đem về rồi giết. Nhờ thế Bình Định Vương được nghỉ ngơi vài năm để lo tích dưỡng binh đội mà quân Minh không hề để ý đến. b. Theo Ngô Thì Sỹ .