MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 2 Ta sẽ thấy thiền phái này có ảnh hưởng mạnh mẽ song song với công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử thi cử Việt Nam, nó là thiền phái duy nhất đã được đưa vào chương trình thi đình của thời Lê sơ. Cụ thể là đầu đề bài thi đình năm Cảnh Thống Nhâm Tuất (1502), đề thi này có cả thảy 47 câu hỏi, câu hỏi thứ 15 đã đặt ra thế này: “Điều Ngự và Huyền Quang truyền đạo gì mà được thành. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 2 Ta sẽ thấy thiền phái này có ảnh hưởng mạnh mẽ song song với công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử thi cử Việt Nam nó là thiền phái duy nhất đã được đưa vào chương trình thi đình của thời Lê sơ. Cụ thể là đầu đề bài thi đình năm Cảnh Thống Nhâm Tuất 1502 đề thi này có cả thảy 47 câu hỏi câu hỏi thứ 15 đã đặt ra thế này Điều Ngự và Huyền Quang truyền đạo gì mà được thành Phật làm tổ . Lê Ích Mộc 1459 - đã trả lời thế này Vả đem đời gần đây mà nói về Thượng sĩ triều Trần thì có Tiêu Diêu Tuệ Trung Điều Ngự Huyền Quang được pháp vô thượng cho nên có thể gắn mình vào cảnh giới Di Đà viết Thiền tông chỉ nam. Đó là cái đạo họ truyền lại vậy. Về sau ai hiểu được lẽ vô sinh chứng tới thành niết bàn thì thành Phật làm tổ. Điều ấy cố nhiên là phải thôi . Nhờ trả lời đề thi kiểu ấy Lê Ích Mộc đã được lấy đỗ trạng nguyên. Tư tưởng thiền phái Trúc Lâm như vậy đã trở thành một môn học chính quy và được các nhà vua thời Lê sơ quan tâm. Điều này nhìn từ phía mở rộng biên cương về phía Nam của dân tộc ta thấy hoàn toàn dễ hiểu. Thiền phái Trúc Lâm ra đời là nhằm yểm trợ và thỏa mãn yêu cầu của chính sách Nam tiến của vua Trần Nhân Tông. Nhưng đến thời Lê sơ với những cuộc chinh phạt liên tục về phương nam mà đỉnh cao là cuộc viễn chinh năm 1470 khi vua Lê Thánh Tông cắm cột mốc phía Nam của tổ quốc trên núi Đá Bia ở Phú Yên thì yêu cầu gia tăng dân số ngày càng mạnh mẽ. Chính quyền Đại Việt cần đủ số dân để khai khẩn những vùng đất mới sáp nhập và tư tưởng thiền phái Trúc Lâm thỏa mãn yêu cầu này của chính quyền Đại Việt. Vậy là sau chủ trương và đường lối đoàn kết dân tộc cho sự nghiệp giữ nước thì tư tưởng thiền phái Trúc Lâm cho sự nghiệp Nam tiến của dân tộc là một đóng góp khác của vua Trần Nhân Tông cho lịch sử tư tưởng Việt Nam. Như ta đã thấy tư tưởng thiền phái này bắt nguồn từ thiền phái Thảo Đường do vua Lý Thánh Tông thành lập. Nó do thế có thể nói là một nối dài hay đúng hơn là một phát triển cao hơn của thiền .