MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 4 Mẫu người Phật tử Việt Nam thời Trần, như thế, là một mẫu người Bồ Tát trang nghiêm, là một mẫu người trượng phu trung hiếu. Bồ Tát dĩ nhiên là một phạm trù tư tưởng lớn của Phật giáo, còn trượng phu là một phạm trù của tư tưởng Nho giáo. Nhưng cứ đọc các tác phẩm Nho giáo nói về trượng phu, ta mới thấy những đóng góp mới của Trần Nhân Tông. Trong thiên Đằng Văn Công hạ của Mạnh tử ta được bảo rất rõ thế nào. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 4 Mẫu người Phật tử Việt Nam thời Trần như thế là một mẫu người Bồ Tát trang nghiêm là một mẫu người trượng phu trung hiếu. Bồ Tát dĩ nhiên là một phạm trù tư tưởng lớn của Phật giáo còn trượng phu là một phạm trù của tư tưởng Nho giáo. Nhưng cứ đọc các tác phẩm Nho giáo nói về trượng phu ta mới thấy những đóng góp mới của Trần Nhân Tông. Trong thiên Đằng Văn Công hạ của Mạnh tử ta được bảo rất rõ thế nào là một trượng phu Phú quý bất năng dâm bần tiện bất năng di uy vũ bất năng khuất thử chi vị đại trượng phu giàu sang không thể mê hoặc nghèo hèn không thể lay chuyển uy vũ không thể khuất phục đó gọi là đại trượng phu . Trượng phu trong tư tưởng Nho giáo là thế nhưng so với định nghĩa của Trần Nhân Tông ta thấy nội dung đó hạn hẹp và tủn mủn bởi vì ngay thờ chúa thảo thờ cha một con người như thế tất không thể nào bị tác động bởi giàu sang nghèo hèn hay uy vũ. Nội hàm của phạm trù trượng phu trong tư tưởng Trần Nhân Tông do vậy tỏ ra rộng lớn và phong phú hơn nhiều. Đây là một thí dụ điển hình khác của việc tổ tiên ta có thể sử dụng một số từ ngữ Trung Quốc mà khi đọc lên thường gây ấn tượng mang sắc thái Nho giáo. Nhưng khi đi sâu vào phân tích ta thấy những từ ngữ này mang một nội dung khác hẳn. Trước đây chúng tôi đã thử phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mà người ta thường cho là của Nho giáo và đã đạt đến những kết luận hoàn toàn khác hẳn. Từ đó mẫu người lý tưởng của Phật giáo Việt Nam lần đầu tiên được quy định một nội dung hết sức cụ thể. Họ không chỉ sạch giới lòng dồi giới tường để trở nên Bồ Tát trang nghiêm mà còn ngay thờ chúa thảo thờ cha để thành những trượng phu trung hiếu . Đây có thể nói là một đúc kết về hình tượng người Việt Nam lý tưởng chứ không phải chỉ của Phật giáo. Thực tế những người làm nên sự nghiệp oanh liệt của dân tộc ta vào thời Trần Nhân Tông có thể nói hầu hết đều là Phật tử từ những vị lãnh đạo tối cao ở trung ương như Trần Hưng Đạo Trần Quang Khải cho đến những người dân ở xã ấp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.