VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 1 Ta đã thấy ngay vào năm 1279, khi Trần Nhân Tông lên ngôi ở Đại Việt và khi nhà Tống bị tiêu diệt ở Trung Quốc, Hốt Tất Liệt liền ra lệnh đóng chiến thuyền tiến đánh Đại Việt, ý chừng muốn thừa thắng xông lên, sử dụng đội quân bách chiến bách thắng, đè bẹp sức chiến đấu của dân tộc ta. Tuy nhiên, do rút kinh nghiệm trong cuộc chiến 1258, lần này Hốt Tất Liệt chuẩn bị phương hướng và sách lược kỹ càng hơn. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 1 Ta đã thấy ngay vào năm 1279 khi Trần Nhân Tông lên ngôi ở Đại Việt và khi nhà Tống bị tiêu diệt ở Trung Quốc Hốt Tất Liệt liền ra lệnh đóng chiến thuyền tiến đánh Đại Việt ý chừng muốn thừa thắng xông lên sử dụng đội quân bách chiến bách thắng đè bẹp sức chiến đấu của dân tộc ta. Tuy nhiên do rút kinh nghiệm trong cuộc chiến 1258 lần này Hốt Tất Liệt chuẩn bị phương hướng và sách lược kỹ càng hơn với việc cho Toa Đô tiến đánh Chiêm Thành vào năm 1282 để làm gọng kìm phía nam cùng với hai gọng kìm đông bắc và tây bắc nhằm bóp nát Đại Việt. Thực tế ta sẽ thấy cuộc chiến sẽ xảy ra theo hướng đúng như thế nhưng kết quả hoàn toàn khác. Hốt Tất Liệt chuẩn bị cuộc chiến năm 1285 Sau thất bại của việc áp đặt chính quyền bù nhìn Trần Di Ái lên nước ta vào cùng năm 1282 Hốt Tất Liệt vẫn kiên trì chờ đợi thắng lợi từ chiến trường Chiêm Thành. Nhưng chiến thắng đã không bao giờ xảy ra như Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 2b2-3 và 2b9-11 đã ghi nhận về sự tan rã của đội quân Toa Đô từ Chiêm Thành chạy về Trung Quốc và bình chương của Hồ Quảng hành tỉnh là A Lý Hải Nha xin tự thân mình đến bờ biển thu thập đám quân tan rã từ Chiêm Thành . Quân dân Chiêm Thành đã tiến hành một cuộc kháng chiến trường kỳ vừa đánh vừa đàm dìm đội quân Toa Đô trong vũng lầy của chiến tranh du kích tại một đất nước nhiệt đới. Chờ mãi không thấy chiến thắng mà chỉ thấy thư yêu cầu viện binh Hốt Tất Liệt ngày Đinh Sửu 28 tháng 5 năm Chí Nguyên 21 1284 đã tước hổ phù của Ô Mã Nhi do thất bại trong khi đem quân đi tiếp viện cho Toa Đô. Rồi đến ngày Mậu Tý 12 tháng 7 năm đó ra lệnh cho con là Thoát Hoan chính thức cầm quân đánh Chiêm Thành như Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 4a8 đã chép. Song đây là một quyết định giả vờ vì đối tượng xâm lược chủ yếu của Thoát Hoan không phải là Chiêm Thành mà chính là Đại Việt. Cũng chính trong ngày Mậu Tý ấy phái bộ của trung lượng đại phu Nguyễn Đạo Học do vua Trần Nhân Tông cử đi đem phương vật biếu vua Nguyên đồng thời