VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN 2 Sự kiện đây chứng tỏ một đường lối chính trị nhân đạo để ổn định đất nước sau chiến tranh, làm cho mọi người cảm thấy yên tâm lao động xây dựng đất nước. Không chỉ có thế. Nó còn thể hiện tấm lòng độ lượng của bản thân những người lãnh đạo quốc gia đối với một bộ phận dân tộc có lỡ vào đó, phải tổ chức lại bộ máy hành chính nhà nước, mà đã bị quân sự hóa để phục vụ. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ Sự NGHIỆP XÂY DựNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIÊN 2 Sự kiện đây chứng tỏ một đường lối chính trị nhân đạo để ổn định đất nước sau chiến tranh làm cho mọi người cảm thấy yên tâm lao động xây dựng đất nước. Không chỉ có thế. Nó còn thể hiện tấm lòng độ lượng của bản thân những người lãnh đạo quốc gia đối với một bộ phận dân tộc có lỡ vào đó phải tổ chức lại bộ máy hành chính nhà nước mà đã bị quân sự hóa để phục vụ chiến tranh. Mùa xuân tháng 2 năm Canh Dần 1290 vua Trần Nhân Tông theo ĐVSKTT 5 tờ 58a5 đã chọn quan văn chia đi cai trị các lộ để thực hiện việc cai trị theo pháp luật từ đó tạo điều kiện sản xuất tốt cho người dân. Đồng thời nhà vua tiến hành thanh tra công tác của các vị quan văn này. ĐVSKTT 5 tờ 60b1-4 chép về vụ an phủ sứ Phí Mạnh do tham ô mà bị đánh trượng và sau đó trở thành thanh liêm vào năm 1292 Cho Phí Mạnh làm An phủ sứ Diễn Châu. Tại chức chưa bao lâu mà nổi chứng tham ô. Vua gọi về đánh trượng rồi lại cho về trị sở lại được tiếng công bình thanh liêm. Người châu Diễn có lời nói An phủ Diễn Châu trong như nước . Vua Trần Nhân Tông cũng bổ nhiệm một số người có thành tích tốt như Phùng Sỹ Chu làm hành khiển Trần Thì Kiến làm an phủ lộ Yên Khang. Bộ máy nhà nước sau chiến tranh dần dần trở lại hoạt động bình thường của nó với những viên chức hiểu biết luật pháp và có khả năng tổ chức đời sống của dân. Việc tổ chức lại bộ máy hành chinh dân sự là cần thiết. Tuy nhiên không phải vì thế mà sẽ có sự bổ nhiệm nhiều viên chức nhà nước và địa phương. Ta đã thấy ngay việc phong thưởng những người có thành tích chiến đấu trong hai cuộc chiến tranh giữ nước năm 1285 và 1288 vua Trần Nhân Tông còn giới hạn đến nỗi có những đòi hỏi phong thưởng thêm mà Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã phải giải thích. Huống nữa là việc bổ quan phong tước. Sau này ta đã thấy vua Trần Nhân Tông khi nhìn thấy quyển sổ bổ quan phong tước của vua Trần Anh Tông có quá nhiều người vua Trần Nhân Tông đã phải thốt lên Sao lại có một nước bé như bàn tay mà .