7-5-1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ là một thung lũng phía Tây khu Tây Bắc, sát biên giới Việt-Lào, cách Hà Nội hơn 300 kilômét, cách hậu phương của ta hồi kháng chiến chống Pháp (Việt Bắc, khu 4) từ 300 đến 400 kilômét đường bộ. Đế quốc Mỹ-Pháp coi đây là một ngã tư chiến lược quan trọng, một vị trí then chốt che chở cho Thượng Lào và có thể trở thành căn cứ không quân, lục quân lợi hại. Tháng , địch mở cuộc hành quân Cát-to, ném 6 tiểu đoàn, do tướng Gin chỉ. | 7-5-1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ là một thung lũng phía Tây khu Tây Bắc sát biên giới Việt-Lào cách Hà Nội hơn 300 kilômét cách hậu phương của ta hồi kháng chiến chống Pháp Việt Bắc khu 4 từ 300 đến 400 kilômét đường bộ. Đế quốc Mỹ-Pháp coi đây là một ngã tư chiến lược quan trọng một vị trí then chốt che chở cho Thượng Lào và có thể trở thành căn cứ không quân lục quân lợi hại. Tháng địch mở cuộc hành quân Cát-to ném 6 tiểu đoàn do tướng Gin chỉ huy nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Địch ráo riết xây dựng căn cứ quân sự Điện Biên Phủ. Tháng hệ thống cứ điểm Điện Biên Phủ bao gồm 49 cứ điểm chia thành 8 cụm với tổng số quân 17 tiểu đoàn bộ binh lính dù. Điện Biên Phủ có 2 sân bay riêng. Thu hút tới 80 lực lượng không quân của Pháp ở Đông Dương. Tướng Mỹ xác nhận đây là một pháo đài bất khả xâm phạm một Véc-đoong ở châu á. Na va tuyên bố giữ Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào. Còn Đờ Cát-tơ-ri tư lệnh Điện Biên Phủ hăng hơn cho rải truyền đơn thách thức quân ta tấn công Điện Biên Phủ. Thực ra ngay trong tháng 12-1953 Bộ Chính trị đã quyết định lấy Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược. Ta đã bí mật điều chủ lực lên Tây Bắc bao vây Điện Biên Phủ. Mặt khác ta đã mở các chiến dịch nghi binh căng địch ra bằng cách tiến đánh Lai Châu 12-1953 Trung Lào 12-1953 Tây Nguyên 1-1954 và đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng Nam Bộ. Trung ương Đảng quyết định lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận do đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng đầu. Chính phủ tổ chức Hội đồng cung cấp mặt trận do phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Đồng chí Trần Đăng Ninh được Tổng Quân ủy giao phụ trách toàn bộ vấn đề đường xá tiếp tế cho chiến dịch. Ngày Bác Hồ trao lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho quân đội. Cả nước hướng về Điện Biên Phủ. Dưới làn mưa bom bão đạn của địch những con đường từ Yên Bái sang từ Hòa Bình Thanh Hóa lên được hình thành và ào ạt chuyển đạn dược gạo muối lên Điện Biên 26 vạn dân công với trên 3 triệu ngày công gần hết số ôtô