Tham khảo tài liệu 'giáo trình côn trùng part 10', tài liệu phổ thông, sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Thí dụ sau đây cho thấy kết quả tính toán theo phuong pháp này khá sát đúng với thực tế Địa phuong C t0C K t0C C K Số lứa lý thuyết G Số lứa thực tế A 1 1 B - 2 2 C - 2 - 3 3 D - 3 - 4 3 - 4 b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quy luật phát sinh phát triển của côn trùng Quan sát trong tự nhiên chúng ta thấy rằng tình hình phát sinh phát triển của mỗi loài côn trùng đều tuân theo một quy luật nhất định. Đây là kết quả của mối quan hệ ràng buộc giữa nhu cầu nhất định về nhiệt độ của mỗi loài côn trùng và sự diễn biến có tính quy luật của khí hậu thời tiết hàng năm ở mỗi địa phuong. Ví dụ sâu xám thích nhiệt độ thấp khoảng 15 - 250C nên hàng năm ở đồng bằng Bắc bộ loài sâu này chỉ phát sinh phá hại trong vụ đông xuân. Trong lúc đó ở Sapa do khí hậu mát quanh năm nên loài sâu hại này có thể phát sinh phá hại ngay cả trong mùa hè. So sánh tình hình phát sinh phát triển của hai loài sâu đục thân lúa chính ở nuớc ta cũng thấy rõ điều này. Loài sâu đục thân lúa 5 vạch yêu cầu nhiệt độ không cao lắm khoảng 23 - 260C nên phát sinh phá hại mạnh vào đầu vụ chiêm xuân và cuối vụ mùa. Nguợc lại loài sâu đục thân lúa hai chấm yêu cầu nhiệt độ cao hon nên phá hại chủ yếu vào cuối vụ chiêm xuân và đầu vụ mùa. c. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quy luật phân bố của côn trùng Mỗi loài côn trùng đều yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất định để sinh sống thuận lợi nhất. Chính vì vậy sự phân bố của chúng trong tự nhiên không phải là tùy tiện mà tuân theo một quy luật nhất định đó là những noi có điều kiện nhiệt độ thích hợp. Sự khác biệt rõ rệt về khu hệ côn trùng của các vùng khí hậu trên trái đất là một thí dụ điển hình về vấn đề này. Ớ nuớc ta loài sâu gai hại lúa chỉ phân bố phá hại nặng ở vùng đồng bằng ven biển vì chúng thích điều kiện nhiệt độ tuong đối cao và sự chênh lệch giữa các mùa không lớn. Nguợc lại loài bọ xít dài hại lúa Leptocorisa acuta Fabr. do ua thích nhiệt độ tuong đối thấp nên chúng phân bố nhiều ở vùng rừng núi nuớc ta. d.