Huyền Thoại Lửa Và Mặt Trời Việt Nam: Thánh dóng :::Trần Ngọc Ninh::: 1 Truyền thuyết về Thánh Dóng được kể hằng năm ở Hội Dô, Hội Dóng. Tên chữ của làng Dóng là Phù Đổng, nay là huyện Tiên Du, Bắc Ninh, theo sắc vua ban thì đây là nơi sinh của Dóng. Thời đản sinh và dưới triều vua Hùng thứ Sáu, nhà Hồng Bàng, tức là vào đầu khoảng thời huyền thoại dân tộc. Cả một vùng châu-thổ từ Bắc-Ninh, Vĩnh-Phú, Vũ-Ninh, đến núi Tam-Đảo, Sơn-Tây đều có những tục truyền là những biến thái của huyền thoại | Huyền Thoại Lửa Và Mặt Trời Việt Nam Thánh dóng Trần Ngọc Ninh 1 Truyền thuyết về Thánh Dóng được kể hằng năm ở Hội Dô Hội Dóng. Tên chữ của làng Dóng là Phù Đổng nay là huyện Tiên Du Bắc Ninh theo sắc vua ban thì đây là nơi sinh của Dóng. Thời đản sinh và dưới triều vua Hùng thứ Sáu nhà Hồng Bàng tức là vào đầu khoảng thời huyền thoại dân tộc. Cả một vùng châu-thổ từ Bắc-Ninh Vĩnh-Phú Vũ-Ninh đến núi Tam-Đảo Sơn-Tây đều có những tục truyền là những biến thái của huyền thoại. Đến đời Nhà Lê thì chuyện Thánh Dóng được chính-thức chép thứ nhất là bởi Ngô Sĩ Liên tiến sĩ năm Đại-Bảo thứ ba đời Lê Thái Tông Hàn-Lâm Viện-sĩ sử quan Quốc-Sử quán trong bộ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư sau là bởi Trần Thế Pháp với sự hiệu chính của Vũ Quỳnh 1453- Tiến Sĩ 1479 Lễ Bộ Thượng-thư và Kiều Phú 1450- Tiến Sĩ 1476 trong cuốn Linh Nam Chính Quoái. Tập lịch sử diễn ca Thiên Nam Ngữ-lục Tác giả khuyết danh cuối thế kỉ XVII kể lại chuyện Thánh Dóng như một truyền kí rồi tập Đại Nam Quốc sử Diễn-ca 1870-1873 của Lê Ngũ Cát Hàm Biên-tu Án sát Cao Bằng và Phạm Đình Toái Cử nhân Án sát Sơn Tây nói đến Dóng một cách sơ lược. Hai sách diễn-ca sau đều theo thể lục-bát tuy cũng đều có ý muốn cho thành văn thơ tao nhã lịch sự nhưng nhiều đoạn chưa đạt được và vẫn còn giọng bình dân giản dị lại còn muốn giảng đạo đức theo kiểu Tống-Nho. Tôi sao chép và trích lục hai sách ấy để các độc giả thấy rõ rằng các vị văn thân đời trước không những không hiểu nổi sự hùng-tráng ngang-tàng huyền-diệu của người anh-hùng huyền-thoại lại còn muốn rồn ép người anh-hùng khai sơn phá thạch tạo dựng văn-hóa trong thời bình-minh của dân tộc vào trong cái khuôn gỗ vuông-vắn thô-sơ của một đạo Khổng-Mạnh đã bị gọt rũa để thành một công cụ chính-quyền. Bài của Lê Ngô Cát- Phạm Đình Toái gồm có đúng 18 câu lục bát Sáu đời Hùng vận vừa suy Vũ-ninh có giặc mới đi cầu tài. Làng Phù-đổng có một người Sinh ra chẳng nói chẳng cười trơ-trơ. Những ngờ oan trái bao giờ Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân. Nghe vua cầu tướng ra quân