Bình phong Cơ Mật Viện (Tam Tòa) 1. 1738 - 1801: đây là trung tâm của Thủ phủ các chúa Nguyễn, rồi của Kinh đô nhà Tây Sơn. Theo Lê Qúi Đôn và Quốc Sử Quán triều Nguyễn, năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã dùng khu đất này làm trung tâm để xây dựng Thủ phủ Phú Xuân và hoàn thành vào năm sau đó, gọi là Chính dinh, đến năm 1754 thì gọi là Đô thành. Đô thành Phú Xuân là trung tâm chính trị và văn hóa của Xứ Đàng Trong lúc bấy giờ, nhiều sử sách lúc. | Bình phong Cơ Mật Viện Tam Tòa 1. 1738 - 1801 đây là trung tâm của Thủ phủ các chúa Nguyễn rồi của Kinh đô nhà Tây Sơn. Theo Lê Qúi Đôn và Quốc Sử Quán triều Nguyễn năm 1738 chúa Nguyễn Phúc Khoát đã dùng khu đất này làm trung tâm để xây dựng Thủ phủ Phú Xuân và hoàn thành vào năm sau đó gọi là Chính dinh đến năm 1754 thì gọi là Đô thành. Đô thành Phú Xuân là trung tâm chính trị và văn hóa của Xứ Đàng Trong lúc bấy giờ nhiều sử sách lúc đó mô tả là một đô thị huy hoàng tráng lệ được các chúa Nguyễn dùng làm Thủ phủ cho đến năm 1775. Trong thời gian quân Trịnh chiếm đóng ở đây từ năm 1775 đến năm 1786 bộ mặt kiến trúc ở đây không có gì thay đổi đáng kể. Khi Tây Sơn làm chủ Phú Xuân - Thuận Hóa 1786 - 1788 rồi thống nhất đất nước 1788 - 1801 mặc dù Phú Xuân được dùng làm Kinh đô nhưng tổng thể kiến trúc ở đây vẫn không bị xáo động gì lớn. 2. Đầu thế kỷ XIX địa điểm này được xây dựng là chỗ ở của Hoàng tử Đảm sau này trở thành vua Minh Mạng . Trong những năm đầu thế kỷ XIX vua Gia Long 1802 - 1819 cho qui hoạch lại địa bàn Phú Xuân để mở rộng Kinh đô và xây dựng Kinh thành đồ sộ như hiện nay tất cả các công trình kiến trúc của Đô thành cũ đều bị triệt giải và khu đất Tam Tòa được dùng để xây dựng chỗ ở cho Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm con trai thứ 4 của vua Gia Long. Năm 1816 Hoàng tử Đảm được triều đình chọn làm Hoàng Thái tử tức là người sẽ được lên nối ngôi . Vị Thái tử này phải chuyển đến ăn ở tại cung Thanh Hòa ở phía đông ngoài Hoàng thành . Chỗ ở cũ của Thái tử được nhường lại cho Hoàng tử Nguyễn Phúc Chẩn 1803 - 1824 con trai thứ 9 của vua Gia Long. Năm 1817 Hoàng tử Chẩn được phong là Thiệu Hóa Công. Cơ ngơi của ông ở đây được gọi là công phu . Nhưng ông mất sớm vì bệnh vào năm 1824 giữa lúc mới 22 tuổi. Ông được vua Minh Mạng truy phong là Thiệu Hóa Quận Vương. Ông để lại cơ ngơi này cho người con trai trưởng là Nguyễn Phúc Thiện Khuê. 3. Từ năm 1839- 1899 chùa Giác Hoàng. Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi cha vào năm 1820 lấy hiệu là Minh Mạng. Năm .