Bình Định trước đây là đất vua ở, nơi có thành Đồ Bàn từng là đế kinh của vương quốc Chiêm Thành, kéo dài từ thế kỷ thứ X-XV (sau tây lich) mới chấm dứt. Thành này lại được Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc vào năm 1776 cho mở rộng, sửa sang xây thêm cung vàng điện ngọc rất nguy nga tráng lệ. Đặc biệt tại ngoại ô có một chợ rượu rất vui vẽ tấp nập, nhờ nằm trên một địa thế thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông, nên mọi người có thể tới đây. | 1001 Chuyện Rượu Bình Định trước đây là đất vua ở nơi có thành Đồ Bàn từng là đế kinh của vương quốc Chiêm Thành kéo dài từ thế kỷ thứ X-XV sau tây lich mới chấm dứt. Thành này lại được Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc vào năm 1776 cho mở rộng sửa sang xây thêm cung vàng điện ngọc rất nguy nga tráng lệ. Đặc biệt tại ngoại ô có một chợ rượu rất vui vẽ tấp nập nhờ nằm trên một địa thế thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông nên mọi người có thể tới đây bằng ngựa xe hay ghe thuyền. Theo các tài liệu còn lưu trữ cho biết chợ rượu thời đó thuộc tổng Háo Đức Thượng nay là xã Nhơn An huyện An Nhơn được xem như là chốn phồn hoa đô hội chỉ thua có kinh thành Đồ Bàn và Huế mà thôi. Đây cũng là nơi tụ tập ăn chơi hưởng thụ của giới quan quyền và thượng lưu sang giàu khắp vùng. Vì vậy đã tập trung gần như tất cả các giai nhân tài tử tứ phương cùng với nhiều loại danh tửu trong thiên ha ỳ từ rượu nếp hương nếp lưu niên cơm nếp Phú Đa Háo Lễ tới rượu gạo tăm Cảnh Hàng An Tây Chánh Mẫn rượu nho tươi Kim Châu và đệ nhất đế Bàu Đá tới nay tiếng tăm vẫn còn nguyên vẹn. Sỡ dĩ đế Bàu Đá ngon và nổi tiếng khắp Bình Định vì xóm Bàu Đá xưa có một cái bàu nước ngọt trong và xanh vắt được đem về nấu rượu bằng nồi đất và ống dẫn được làm bằng tre. Rượu chẳng những dùng để uống mà còn được ngâm với thuốc bắc để các nam nữ vỏ sĩ thoa bóp hay uống trong lúc luyện đã từng uống được thứ rượu ngon này mới cảm nhận hết cái mùi vị vừa thơm vừa nhẹ nên chỉ vài chén đã thấy tâm hồn sảng khoái nồng nàn thú vị nên dẫu có say cũng không lâu hay bị nhức đầu. Ngoài rượu của miền xuôi tại đây còn bày bán các thứ rượu cần của người Chàm và Bahnar ở vùng Tây Sơn thượng đạo Bình Khê An Túc ngày nay được chở tới với trầu nguồn măng le . bằng các thuyền buôn xuôi ngược trên sông Côn. Rượu bày bán khắp các hàng quán có dâng đèn kết hoa rực rở và được chứa trong các chai lọ bình ché độc đáo. Tất cả đều là loại đồ cổ quý giá lâu đời làm bằng sứ men xanh hay đồng thau bạc thủy tinh đất nung cho tới da lươn vỏ bầu .