Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 5-6

CHƯƠNG V:LỚP POLYPLACOPHORA Polyplacophora theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mang nhiều tấm vỏ (poly=nhiều, placo=tấm, phora=mang hay đeo). Polyplacophora còn được gọi là ốc Song kinh (Chiton), một lớp nhỏ trong ngành Mollusca bao gồm khoảng 800 loài sống hoàn toàn ở biển. Chiton là những Mollusca biển có sự thích ứng cao với đời sống ở vùng triều (intertidal zone) có nền đáy cứng, đặc biệt là ở các bãi đá. Chiton điển hình có chiều dài khoảng 3-10 cm đối với nhóm Lepidochiton và hơn 30 cm đối với nhóm Cryptochiton Thái Bình Dương. Đặc điểm. | CHƯƠNG V LỚP POLYPLACOPHORA Polyplacophora theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mang nhiều tấm vỏ poly nhiều placo tấm phora mang hay đeo . Polyplacophora còn được gọi là ốc Song kinh Chiton một lớp nhỏ trong ngành Mollusca bao gồm khoảng 800 loài sống hoàn toàn ở biển. Chiton là những Mollusca biển có sự thích ứng cao với đời sống ở vùng triều intertidal zone có nền đáy cứng đặc biệt là ở các bãi đá. Chiton điển hình có chiều dài khoảng 3-10 cm đối với nhóm Lepidochiton và hơn 30 cm đối với nhóm Cryptochiton Thái Bình Dương. Đặc điểm dễ nhận dạng của Chiton là có vỏ ngoài 8 tấm vỏ nằm ngang và xếp chồng lên nhau như mái ngói che phủ mặt lưng. Các tấm vỏ được tiết ra từ mô màng áo. Chiton có nhiều tấm vỏ nên cơ thể dễ dàng uốn cong theo chiều lưng bụng tùy vào hình dạng của vật bám. Màng áo bên dày được gọi là vành đai màng áo. Hầu hết các loài vành đai mang áo có mang nhiều gai bằng can-xi được tiết ra độc lập với các tấm vỏ Hình 18 . Xoang màng áo của Chiton là hai rãnh chạy dọc hai bên mặt bụng cơ thể. Mang lược gắn vào vách của rãnh xoang màng áo mỗi mang lược gồm hơn 80 sợi tơ mang kết lại có dạng hình lông chim. Các lá mang chia rãnh màng áo thành các ngăn nước đi vào và ngăn nước đi ra trong quá trình trao đổi khí. Nước đi vào nhờ hoạt động của các tơ mang nước chảy vào từ phía trước và chảy ra ở phía sau vì vậy chất thải được thải ra theo dòng nước từ phía sau. Dòng chảy của máu bên trong mao mạch ở mang chảy ngược với dòng nước tạo thành hệ thống trao đổi khí ngược dòng nước countercurrent exchange system giúp tăng cường khả năng trao đổi khí. Chân Chiton phát triển và to chiếm gần hết diện tích mặt bụng đế chân phẳng được dùng không chỉ để di chuyển mà còn để bám chặt trên mặt đá. Chiton di chuyên nhờ sự uốn cong của cơ bàn chân dạng gợn sóng tương tự như Gastropoda. Trong tình trạng bình thường Chiton chủ yếu bò trên mặt đá nhưng trong tình trạng nguy hiểm gặp các động vật ăn thịt thì vành đai phân mềm xung quanh vỏ bám sát vào đá cơ chân co lại cùng với sự .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.