- Làng đúc tượng đồng nổi tiếng Hai làng đúc đồng Tống Xá và Vạn Điểm (thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) được xem là một trong những cái nôi của nghề đúc đồng ở nước ta. Ngày nay, sản phẩm đúc đồng ở Tống Xá và Vạn Điểm không chỉ làm giàu cho làng, mà còn trở thành niềm tự hào lớn của cả thành Nam nhờ nhiều năm qua, hàng chục công trình-tác phẩm tượng tầm cỡ quốc gia đã được chính những nghệ nhân trong hai ngôi làng này thực hiện bằng chính hoa tay, tâm sức. | - Làng đúc tượng đồng nổi tiếng Hai làng đúc đồng Tống Xá và Vạn Điểm thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định được xem là một trong những cái nôi của nghề đúc đồng ở nước ta. Ngày nay sản phẩm đúc đồng ở Tống Xá và Vạn Điểm không chỉ làm giàu cho làng mà còn trở thành niềm tự hào lớn của cả thành Nam nhờ nhiều năm qua hàng chục công trình-tác phẩm tượng tầm cỡ quốc gia đã được chính những nghệ nhân trong hai ngôi làng này thực hiện bằng chính hoa tay tâm sức của họ. Chuyện về người đúc tượng đài chiến thắng Điện Biên Năm 1987 Nguyễn Trọng Hạnh thôi chức trợ lý giám đốc kiêm tổng kho trưởng Công ty Xuất nhập khẩu Ý Yên Nam Định và tổ chức thu nhận công nhân để thành lập Công ty Xây dựng Tiến Thắng. Nhưng rồi mọi kế hoạch đổ vỡ khi anh chạy theo mốt làm tượng Phật giả cổ. Năm 1991 anh bắt đầu mở xưởng ở làng hễ ở đâu có nghề đúc đồng truyền thống là anh tìm tới từ Ngũ Xã Hà Nội đến Đại Bái Bắc Ninh Ba Chè Thanh Hóa rồi đến Huế. Anh mua một số tượng mẫu để học kinh nghiệm. Khi đã luyện được tay nghề làm tượng Phật anh bắt đầu theo đuổi đúc các bức tượng nghệ thuật. Đến nhà ai chơi thấy bức tượng đẹp anh đều mượn về đúc thử. Anh tự nguyện đi đúc tượng thuê cho nhiều nhà điêu khắc nổi tiếng như Tạ Quang Bạo Minh Đỉnh Tạ Duy Đoán Lê Liên Nguyễn Chi Lăng Kim Xuân. Ngoài ra anh còn học ở các di tích lịch sử thấy ở đâu có nhiều đồ thờ đẹp cổ kính anh đều nghiên cứu cho đến khi thuộc làu từng chi tiết hoa văn. Năm 2003 Công ty Mỹ thuật Trung ương giao cho Nguyễn Trọng Hạnh đúc tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ nặng 220 tấn cao trên 12m. Đối với Hạnh đó là một niềm vinh dự lớn trong đời. Anh khóa chặt cửa xưởng đúc suốt 3 tháng liền không ra ngoài. Trên 50 thợ cùng vào cuộc. Tượng quá lớn không thể đúc khuôn liền anh nghĩ cách cắt rời khuôn thành 12 khúc rồi đúc lần lượt. Tám lò nung trên đặt bốn cái nồi nấu đồng lúc nào cũng sôi sùng sục. Hạnh đứng trên giàn giáo chỉ huy. Bốn cần cẩu loại 25 tấn và 50 tấn đặt ở bốn góc khuôn để rót đồng. Cuối cùng bức tượng lớn cũng hoàn thiện. Cả