Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VNĐ, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng. | Trong bối cảnh kinh tế nước ta tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6% - 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 835 USD, năm 2008 đạt 960 USD, và năm 2009 khoảng 1100 USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, năm 2008 tăng lên khá cao đạt 66,5 tỷ USD với số vốn FDI giải ngân 11,5 tỷ USD, năm 2009 còn 21,48 tỷ USD do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu và có số vốn FDI là 10 tỷ USD, vốn đầu tư gián tiếp (FII) năm 2007 đạt 7,5 tỷ , năm 2008 và năm 2009 trước những khó khăn của nền kinh tế lượng vốn này có phần chững lại và giảm đi, tuy nhiên đến tháng 7 năm 2010 FII đã quay trở lại đạt 4,5 tỷ USD. Cùng với thời kỳ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu vay vốn hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn hợp tác xã các loại, tổ hợp tác và hơn 40 triệu người dân ở tuổi trưởng thành là một thị trường vô cùng to lớn để các ngân hàng thương mại mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, năm 2010 dân số ở khu vực đô thị sẽ đạt 26 triệu người, chiếm xấp xỉ 30% tổng dân số, trong đó cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi đạt 57%, đây là nhóm khách hàng tiềm năng của các ngân hàng, với đặc điểm năng động, có học vấn cao, thích tiêu dùng. Mức thu nhập bình quân đầu người cũng đang gia tăng, đến hết năm 2010, GDP có thể đạt tới USD/năm.