Trị tội người Luật pháp đặt ra để trừng trị kẻ có tội

Trị tội người Luật pháp đặt ra để trừng trị kẻ có tội. Người quân tử vạn bất đắc dĩ mới dùng đến, về khi dùng đến, tuy giữ lẽ công bằng khép kẻ có tội vào lý, nhưng vẫn có chút tình thương xót mà chẳng nỡ thẳng tay. Kẻ chịu tội gặp được ông quan toà công minh và thân ái, thì chẳng những không oán trách mà còn kích phục và tri ân. Như trường hợp Quí Cao và người dân nước Vệ. Quí Cao làm quan sĩ sư coi xét việc hình ngục ở nước Vệ, một. | Trị tội người Luật pháp đặt ra để trừng trị kẻ có tội. Người quân tử vạn bất đắc dĩ mới dùng đến về khi dùng đến tuy giữ lẽ công bằng khép kẻ có tội vào lý nhưng vẫn có chút tình thương xót mà chẳng nỡ thẳng tay. Kẻ chịu tội gặp được ông quan toà công minh và thân ái thì chẳng những không oán trách mà còn kích phục và tri ân. Như trường hợp Quí Cao và người dân nước Vệ. Quí Cao làm quan sĩ sư coi xét việc hình ngục ở nước Vệ một người thường dân phạm tội bị Quí Cao làm án chặt chân. Sau đó nước Vệ có loạn Quí Cao chạy trốn ra đến cửa thành thì của thành đã đóng kín. Người giữ thành lại là người đã bị tội chặt chân ngày trước. Trong thấy Quí Cao người giữ cửa bảo - Nơi kia có chỗ tường đổ. Quí Cao nói - Quân tử không trèo tường. Người giữ cửa lại bảo - Đàng kia có lỗ hỏng. Quí Cao lại đáp - Người quân tử không chui lỗ hỏng. Người giữ cửa liền giục - Phía sau kia có ngôi nhà hư. Quí Cao vội chạy vào nhà núp. Nhờ vậy mà khỏi bị giặt bắt. Khi ra đi Quí Cao hỏi người giữ cửa - Trước ta theo phép nước mà chặt chân người. Nay ta gặp nạn chính là cơ hội để báo thù. Song lại ba lần ngươi chỉ lối cho ta trốn. Thương ta như thế là nghĩa làm sao Người giữ cửa đáp - Tội tôi đáng chặt chân tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội xoay xở pháp luật ý muốn nới tay tôi biết lắm. Lúc án đã định đem ra hành hình nét mặt ông buồn rầu tôi lại càng biết rõ lắm. Thái độ ông như thế há phải vị riêng gì tôi. Đó là tâm địa người quân tử tự nhiên như cho nên tôi mới cứu ông. Đức Khổng Tử nghe chuyện nói cùng các đệ tử rằng - Cũng thì dùng pháp luật mà dùng với lòng nhân từ thì gây nên ân còn dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. Như Quí Cao thật là người làm quan biết dùng pháp luật vậy. Trừng trị kẻ có tội là một giáo dục. Kẻ có tội biết ăn năn sẽ hoá ra ngoài lương thiện. Cho nên người quân tử dùng đến pháp luật là mong thâu thập được một kết quả tốt. Nhiều khi vì độ lượng bao dung được lỗi của người thì cái kết quả lại càng tốt đẹp hơn là trừng trị. Như trường hợp vua Sở Trang .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.