phong tục việt nam - Đạo thầy trò - Quan hệ thầy trò

Đạo thầy trò Quan hệ thầy trò nói riêng về mặt phong tục cũng cần có một tập sách rêng. Để trả lời cho những câu hỏi về đạo thầy trò, chúng tôi thiết nghĩ mấy dòng sơ lược thì chưa thể nào nói cho hết được. Dân tộc ta vốn tôn sư trọng đạo, dưới chính thể nào cũng vậy. Vai trò thầy giáo luôn luôn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, tiên tiến được toàn thể xã hội công nhận. Nghề giáo vốn là nghề cao quí nhất. Nền giáo dục thời phong kiến cũng như thời dân chủ. | Đạo thây trò Quan hệ thầy trò nói riêng về mặt phong tục cũng cần có một tập sách rêng. Để trả lời cho những câu hỏi về đạo thầy trò chúng tôi thiết nghĩ mấy dòng sơ lược thì chưa thể nào nói cho hết được. Dân tộc ta vốn tôn sư trọng đạo dưới chính thể nào cũng vậy. Vai trò thầy giáo luôn luôn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiên tiến được toàn thể xã hội công nhận. Nghề giáo vốn là nghề cao quí nhất. Nền giáo dục thời phong kiến cũng như thời dân chủ đều thống nhất một phương châm tiên học lễ hậu học văn nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội . Nhân tài phục vụ xã hội điều hành bộ máy Nhà nước đều được ông thầy tức là khuôn mẫu đào tạo nên không thầy đố mày làm nên . Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức đều thống nhất dựa vào chế độ thi cử có học vị cấp bậc rõ ràng. Vì tất cả những lẽ trên có người đặt vấn đề Vậy đặt thầy cao hơn cha có quá đáng không Cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng mình thầy giáo là người truyền thụ kiến thức cho mình. Sở dĩ hiển đạt thi thô được tài năng với đời đều nhờ thầy. Ngày xưa từ nhỏ đến khi đi thi đậu cử nhân tiên sĩ thường cũng chỉ học một thầy cùng lắm là vài ba thầy chứ không như ngày nay mỗi năm một lớp rồi mỗi môn một thầy. Ngày xưa có nhiều trường hợp thầy trò cùng lều chóng đi thi nhưng học tài thi phận trò đậu thầy hỏng. Có những ông thầy đào tạo được nhiều ông Nghè ông Cống nhưng bản thân ông thầỳ lại chẳng đậu đạt gì chẳng nhận quan tước gì có người thi đậu cũng không ra làm quan mà chỉ tiếp tục dạy học. Có những thầy giáo đạo cao đức trọng được môn sinh nể trọng hơn cha. Thầy Chu Văn An là người thầy tiêu biểu nhất được liệt thờ ở Văn Miếu. Ngày xưa thầy đồ dạy đỗ được một số học sinh đậu đạt cử nhân tiến sĩ thì tự nhiên vai vế trong xã hội được nâng lên rõ rệt quan tỉnh quan huyện cũng phải kính nể chẳng những đối với thầy giáo mà cả gia đình thầy. Quang Trung ba lần mời Nguyễn Thiếp La Sơn Phu Tử ra làm quân sư chính là để thu phục nhân sĩ Bắc Hà vì Nguyễn Thiếp là thầy giáo của nhiều triều thần Lê Trịnh đương thời. Ngành giáo dục .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.