CHƯƠNG 3 HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH VÀ VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH VÀ VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1 Khái niệm, đặc điểm hành vi lạm dụng . Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền Kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền (gọi tắt là hành vi lạm dụng) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật. | LUẬT CẠNH TRANH CHƯƠNG 3 HÀNH VI LẠMẲ DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH VÀ VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN nhằm hạn chế cạnh TRAnH I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH VÀ VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN NHẰM HẠN CHẾ CẠNH tranh Khái niệm đặc điểm hành vi lạm dụng . Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền Kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền gọi tắt là hành vi lạm dụng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật cạnh tranh nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh không phân biệt đối xử. Đặc trưng cơ bản của chế định pháp này là đối tượng áp dụng là những doanh nghiệp nhóm doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường. Luật Cạnh tranh năm 2004 không đưa ra định nghĩa mà liệt cụ thể các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Theo đó chỉ khi doanh nghiệp nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện những hành vi được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh mới bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Pháp luật của một số nước điển hình là Canađa cũng có cách tiếp cận như pháp luật Việt Nam là không đưa ra khái niệm chung mà liệt kê các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vị trí độc quyền. Điều 78 Luật Cạnh tranh Canađa liệt kê 11 hành vi bị coi là lạm dụng ngoài ra còn cho phép cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi chưa được pháp luật liệt kê nhưng thỏa mãn cấu thành pháp lý của hành vi lạm dụng theo Điều 79 . Điều 79 quy định Tòa Cạnh tranh chỉ đưa ra phán quyết xử lý doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp khi chứng minh đủ ba nội dung sau đây Thứ nhất một hoặc nhiều doanh nghiệp về cơ bãn hoặc hoàn toàn kiểm soát một loại hình một phân đoạn kinh doanh trên toàn lãnh thổ Canađa hay tại bất kỳ khu vực nào của nó Thứ hai đã hoặc đang thực hiện hành vi phản cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh .