Tiểu luận: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề BHXH

Trong từ điển bách khoa tập một có nêu: Bảo hiểm xã hội là một sự bảo đảm, sự thay thế bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ. | Trong điều kiện đặc biệt của Việt Nam hiện nay, BHXH có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, mà còn thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chính trị. Đó cũng là quan điểm lớn mà Đảng, Nhà nước ta đã đặt ra trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, cũng như trong các kỳ Đại hội của Đảng; nhất là Đại hội Đảng IX và X vừa qua, vấn đề BHXH được xác định như một trọng tâm trong đường lối phát triển kinh kế - xã hội của đất nước với tốc độ nhanh và bền vững. Đại hội Đảng lần thứ X đã đặt nhiệm vụ: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, phát triển mạnh mẽ hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”. Đồng thời yêu cầu phải “đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hóa hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường”. Do đó, việc nghiên cứu, xác định các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới hệ thống BHXH được đặt ra trực tiếp với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tới BHXH Việt Nam. Thực hiện Nghị Quyết Đại hội X của Đảng, tháng 7 năm 2006 luật BHXH đã được Quốc hội thông qua, đã quy định việc mở rộng các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện từ 11/1/2008, đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    72    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.