Các lễ nghi tuần thất, phong tục tập quán về tang lễ theo truyền thống của người Trung Quốc và người Nhật Bản Người Trung Quốc cổ xưa khác; người Trung Quốc thời vua chúa trị vì khác; người Trung Quốc thời cộng sản khác, thời hậu cộng sản khác và người Trung Quốc ở ngoại quốc cũng khác với người Trung Quốc tại bản xứ của mình. Một dân tộc cổ có năm văn hiến, chắc chắn có rất nhiều phong tục tập quán hơn là một đất nước chỉ có văn minh kỹ thuật cơ giới 200 năm | Các lễ nghi tuần thất phong tục tập quán về tang lễ theo truyền thống của người Trung Quốc và người Nhật Bản Người Trung Quốc cổ xưa khác người Trung Quốc thời vua chúa trị vì khác người Trung Quốc thời cộng sản khác thời hậu cộng sản khác và người Trung Quốc ở ngoại quốc cũng khác với người Trung Quốc tại bản xứ của mình. Một dân tộc cổ có năm văn hiến chắc chắn có rất nhiều phong tục tập quán hơn là một đất nước chỉ có văn minh kỹ thuật cơ giới 200 năm. Do vậy mà khó so sánh nơi nào tốt nơi nào xấu nơi nào đúng nơi nào sai. Nếu có sự so sánh ở đây cũng chỉ là việc tương đối thường có trong cuộc sống hằng ngày không mang một giá trị tuyệt đối nào cả. Trước khi Khổng Tử và Lão Tử ra đời Trung Quốc cũng đã có hơn năm lịch sử và sau khi các bậc vĩ nhân ấy xuất hiện tại Trung Hoa kể cho đến nay cũng đã hơn năm rồi. Nghĩa là cùng thời với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Giáo chủ của Phật Giáo. Lúc bấy giờ các vị vua các vị Vạn thế Sư biểu nầy đã chế ra các quy củ tập tục cho người Trung Hoa để họ sống theo tinh thần của Nho Giáo thời ấy. Ví dụ Đạo Khổng chủ trương rằng đàn ông ở trong xã hội phải có 5 đức tính căn bản để làm người. Đó là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín. Nhân nghĩa là phàm làm người phải có tình thương đối với nhân loại. Vì vậy ngày xưa ở Trung Quốc cũng đã có các vị vua cai trị dân rất dân chủ nên đã được truyền lại rằng Dân Vi Quí Xã Tắc Thứ Chi Quân Vi Khinh. Nếu vua chúa Trung Hoa cai trị dân theo đúng tinh thần nầy thì nước Trung Hoa khỏi cần làm cách mạng nữa. Vì cách mạng cũng cho dân và vì dân chứ không phải cách mạng cho những người lãnh đạo được vinh thân phì gia. Dân là trên hết sau đó mới đến đất nước và cuối cùng là người lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo hiểu và thực hành được cái lòng nhân như vậy quả thực đất nước sẽ an lành thịnh trị. Nghĩa đây là nghĩa vụ cái nghĩa vợ chồng cha con huynh đệ tôi tớ . mỗi một đối tượng phải có bổn phận với nhau không ai phải hy sinh cho ai cả. Rồi đến Lễ cũng vậy. Cái lễ của người học trò phải đối xử với