Tâm lý đạo đức - NHẪN NHỤC

NHẪN NHỤC 1. Định nghĩa: Nhẫn là nhịn, là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình. Trong tiếng Việt, chữ nhịn có cùng nghĩa với chữ nhẫn của Trung Quốc. Có thể coi chữ nhẫn mà chúng ta dùng hôm nay có nguồn gốc từ tiếng Hán và đã được Việt hóa. Nhục là hèn kém, đáng xấu hổ. Như vậy, nhẫn nhục là chịu đựng sự hèn kém, nhục nhã, đáng xấu hổ. Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là nhẫn nhục? Chúng ta thường nhẫn nhục trong. | NHẪN NHỤC 1. Đinh nghĩa Nhẫn là nhịn là chịu đựng phần kém phần thiệt thòi về mình. Trong tiếng Việt chữ nhịn có cùng nghĩa với chữ nhẫn của Trung Quốc. Có thể coi chữ nhẫn mà chúng ta dùng hôm nay có nguồn gốc từ tiếng Hán và đã được Việt hóa. Nhục là hèn kém đáng xấu hổ. Như vậy nhẫn nhục là chịu đựng sự hèn kém nhục nhã đáng xấu hổ. Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là nhẫn nhục Chúng ta thường nhẫn nhục trong trường hợp bị xúc phạm bởi người bằng mình hoặc dưới mình. Ví dụ chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi một người nhỏ hơn mình lại hỗn láo với mình. Nhưng khi bị xúc phạm chúng ta vẫn bình thản chịu đựng không có sự phản ứng gì trước sự xúc phạm ấy. Như thế là chúng ta đã nhẫn nhục. Hoặc một người bằng vai phải lứa với chúng ta lại nặng lời hoặc tỏ ra lấn át chúng ta nhưng lúc ấy chúng ta không phản ứng phải chịu đựng phần thiệt thòi về mình đó cũng là sự nhẫn nhục. Trường hợp thứ hai chúng ta là người nhỏ bị người lớn chèn ép tước đoạt hết quyền lợi phải gánh chịu những vất vả cực nhọc cho người khác. Sự chịu đựng đó được gọi là nhẫn nhục. Ngoài ra chúng ta còn phải chịu đựng nhẫn nhục khi rơi vào những hoàn cảnh khốn khó. Chẳng hạn gặp lúc thiếu thốn đói khổ chúng ta không bi quan không ngã gục phải chịu đựng để vượt qua. Sức chịu đựng ấy cũng được coi là nhẫn nhục. Ở đây chúng ta cần phân biệt nhẫn nhục với những trạng thái tâm lý khác. Nếu bị người khác xúc phạm chúng ta không giữ được bình tĩnh thì sẽ rơi vào tâm sân nóng nảy . Nhẫn nhục không phải là phản nghĩa của nóng nảy. Nóng nảy là mất bình tĩnh là đưa ra những phản ứng mạnh. Trong khi đó nhẫn nhục là chịu đựng sự xúc phạm mà không phản ứng. Người vượt lên tâm sân sẽ giữ được trầm tĩnh không phản ứng. Nhưng thái độ trầm tĩnh ấy chưa hẳn là nhẫn nhục. Vì ẩn sau vẻ ngoài trầm tĩnh ấy thường có nhiều tâm trạng khác nhau. Trước hết là sự thâm hiểm. Chúng ta biết rằng người có lòng dạ thâm hiểm luôn tỏ ra bình tĩnh không phản ứng trước sự xúc phạm của người khác. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.