Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam . Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Gia Định ( 1858-1859) 1. Âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp Nguyễn Ánh, sau khi lên ngôi (1802) lấy hiệu Gia Long đã có các chỉ dụ đặc biệt ưu ái đối với các giáo sĩ người Pháp. Tuy vậy, sự hoạt động ráo riết của các thế lực theo đạo thiên chúa và các cố đạo người Âu đã khiến Gia long lo ngại, cảnh giác và đề phòng. Năm 1817. Gia long đã cự tuyệt việc yết kiến của phái bộ Pháp. | Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam . Cuộc kháng chiên ở Đà Năng và Gia Định 1858-1859 1. Âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi 1802 lấy hiệu Gia Long đã có các chỉ dụ đặc biệt ưu ái đối với các giáo sĩ người Pháp. Tuy vậy sự hoạt động ráo riết của các thế lực theo đạo thiên chúa và các cố đạo người Âu đã khiến Gia long lo ngại cảnh giác và đề phòng. Năm 1817. Gia long đã cự tuyệt việc yết kiến của phái bộ Pháp do Lu-i XVIII cử đến đồng thời cũng cự tuyệt luôn ý đồ của người Pháp muốn thương thuyết trên cơ sở hiệp ước Véc xây. Nhưng rồi nước Pháp ngày càng bị tụt hậu so với Anh về vấn đề thuộc địa nhất là khi người Anh đã có mặt tại Sinhgapo 1819 rồi đang ráo riết mở các cuộc tấn công vào nội địa Trung quốc - điều đó càng khiến cho Pháp phải nhanh tay hành động nhằm tìm cách đứng chân ở một căn cứ nào đó gần bể Trung Quốc và sau đó tìm cách chiếm lấy một thuộc địa ở gần Trung Quốc để có thể tham gia vào việc tranh chấp miếng mồi béo bở đầy hấp dẫn này. Dưới thời Minh Mạng 1820-1840 đã mấy lần Pháp cử lãnh sự cùng Sứ giả sang Việt Nam yêu cầu thông thương nhưng đã bị từ chối. Lấy cớ triều đình Việt nam cự tuyệt bang giao và giết giáo sĩ giáo dân chính phủ Pháp quyết định dùng vũ lực để thực hiện tham vọng của mình. Về phía Việt nam thì từ năm 1840 khi Miên Tôn Thiệu Trị nối ngôi Phúc Đảm Minh Mạng việc cấm đạo tuy có nới tay hơn nhưng Pháp không vì thế mà ngừng ý đồ xâm lược. Vốn đã có dã tâm can thiệp vào công việc nội bộ Việt nam từ lâu và đã từng thị phi về vấn đề kế vị Gia long 1 từng kích động sự chống đối của Lê Văn Duyệt với Minh Mạng 2 nay Pháp lại tiếp tục sử dụng con bài công giáo để gây dư luận. Sau năm 1840 Tạp chí Truyền giáo Les Annales de la Propagation de la foi của Hội truyền giáo nước ngoài Paris đã đem những việc sát hại giáo sĩ và giáo đồ ra tuyên truyền khiến cho một bộ phận thuộc phái hữu xôn yêu cầu chính phủ Pháp phải hành động ngay bằng vũ lực để bảo vệ giáo sĩ và giáo dân Việt Nam. Ngoài các chiến dịch tuyên