Tranh luận về sự bình đẳng của các tiểu bang tại Quốc hội Từ ngày 28 tháng Sáu đến ngày 2 tháng Bảy Quyền đại diện là vấn đề rất nan giải trong quá trình thảo luận bởi mẫu thuẫn quá lớn giữa các bang lớn và nhỏ. Đây là điểm gây bất đồng lớn nhất và là cuộc tranh luận căng thẳng nhất tại Hội nghị. Trong khi các bang lớn khăng khăng đòi đại diện theo dân số, thì các bang nhỏ lại đòi sự bình đẳng. Hội nghị Lập hiến đã thảo luận về vấn đề quyền đại diện. | Tranh luận về sự bình đẳng của các tiểu bang tại Quốc hội Từ ngày 28 tháng Sáu đến ngày 2 tháng Bảy Quyền đại diện là vấn đề rất nan giải trong quá trình thảo luận bởi mẫu thuẫn quá lớn giữa các bang lớn và nhỏ. Đây là điểm gây bất đồng lớn nhất và là cuộc tranh luận căng thẳng nhất tại Hội nghị. Trong khi các bang lớn khăng khăng đòi đại diện theo dân số thì các bang nhỏ lại đòi sự bình đẳng. Hội nghị Lập hiến đã thảo luận về vấn đề quyền đại diện từ ngày 27 tháng Sáu đến tận ngày 2 tháng Bảy nhưng cũng chưa dứt điểm hoàn toàn. Vì sự bất đồng này mà Hội nghị gần như đứng trước ngưỡng cửa tan rã buộc các đại biểu phải đề xuất một Ủy ban hòa giải. Nhận thấy những cuộc tranh luận này rất quan trọng trong Hội nghị Lập hiến nên tôi chọn giới thiệu khá đầy đủ dù không phải toàn bộ. Ngày 28 tháng Sáu Điều khoản thứ 6 quyền bỏ phiếu tại Hạ viện sẽ căn cứ vào số dân được đưa ra thảo luận. Ngài L. MARTIN Lại tiếp tục bài phát biểu đang bỏ dở hôm qua kiên quyết khẳng định rằng chính quyền liên bang được hình thành là vì các tiểu bang chứ không phải vì cá nhân dân chúng. Vì thế nếu các tiểu bang đại diện theo tỷ lệ dân số thì dù những đại biểu này được cơ quan lập pháp tiểu bang hay dân chúng bầu chọn cũng chẳng khác gì nhau. Các bang nhỏ sẽ bị nô lệ hóa và phụ thuộc vào các bang lớn. Nếu các bang lớn có cùng lợi ích như các bang nhỏ việc cho mọi tiểu bang quyền bỏ phiếu bình đẳng sẽ chẳng gây mối nguy hiểm nào. Họ sẽ không làm tổn hại bản thân mình và nếu không làm hại chính mình thì cũng không làm hại các bang lớn. Nhưng nếu những lợi ích đó trái ngược nhau thì sự bất bình đẳng về quyền bỏ phiếu sẽ gây nguy hiểm cho các bang nhỏ. Như vậy việc đề xuất bất cứ kế hoạch nào xúc phạm các bang nhỏ đều vô ích vì chắc chắn viên chức chính quyền các bang nhỏ sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn cản dân chúng chấp thuận mô hình này. Hiện nay các bang lớn nhưng quyền bỏ phiếu lại không tương xứng với qui mô to lớn của mình chỉ có cách chèn ép các bang nhỏ nhờ sức mạnh trong lá phiếu