Ngày 19 tháng Sáu, Madison đã có một bài phát biểu dài phản đối mọi đề xuất của Paterson. Với những lập luận rất chặt chẽ, ông đã viện dẫn rất nhiều ví dụ về lịch sử những Liên bang của châu Âu, để chứng minh sự cần thiết phải xây dựng một liên bang duy nhất. Trong đó, các tiểu bang phải đại diện theo qui mô dân số. Đó là con đường duy nhất để duy trì sự ổn định và thịnh vượng của 13 tiểu bang Bắc Mỹ. Chính nhờ những lập luận sắc bén của. | Những lập luận của Madison phản đối Phương án New Jersey Ngày 19 tháng Sáu Ngày 19 tháng Sáu Madison đã có một bài phát biểu dài phản đối mọi đề xuất của Paterson. Với những lập luận rất chặt chẽ ông đã viện dẫn rất nhiều ví dụ về lịch sử những Liên bang của châu Âu để chứng minh sự cần thiết phải xây dựng một liên bang duy nhất. Trong đó các tiểu bang phải đại diện theo qui mô dân số. Đó là con đường duy nhất để duy trì sự ổn định và thịnh vượng của 13 tiểu bang Bắc Mỹ. Chính nhờ những lập luận sắc bén của ông mà Hội nghị đã đồng ý sử dụng Phương án Virginia làm nền tảng cơ bản cho mô hình chính quyền liên bang. Sau này những lập luận đó lại được Madison sử dụng trong các bài luận văn Người Liên bang. Ngài MADISON Nhiều đại biểu gây áp lực vì cho rằng Hội nghị này không được trao đủ quyền lực cần thiết để đề xuất bất cứ mô hình nào khác ngoài mô hình liên bang. Ngoài những điều đã được các đại biểu khác trình bày ông muốn bổ sung thêm rằng không có một kế hoạch liên bang nào như vậy đáp ứng được đòi hỏi cấp bách hiện nay. Một đặc điểm trong chính quyền liên bang là quyền lực không áp đặt trên các cá nhân mà là áp đặt trên tập thể trên các tiểu bang. Nhưng trong một số trường hợp như những vụ cướp biển chiếm đoạt tài sản trên biển theo Các điều khoản Hợp bang hiện nay và trong nhiều trường hợp được mở rộng như Ngài Paterson đề nghị là điều hành trực tiếp đối với các cá nhân. Một đặc điểm khác là chính quyền liên bang không phải trực tiếp do dân chúng mà do các chính quyền tiểu bang chọn ra. Nhưng đại biểu Quốc hội Hợp bang của Connecticut và Rhode Island lại được chọn do dân chúng chứ không phải do cơ quan lập pháp. Phương án của Ngài Paterson không dự định thay đổi điều này. Ngài Paterson cũng viện lý lẽ rằng Hợp bang được toàn thể chấp thuận thì khi muốn giải tán cũng phải được toàn thể chấp nhận. Đó có phải là bản chất của mọi Hiệp ước hay không Lập luận này có phải được rút ra từ những điều khoản đặc biệt trong Các điều khoản Hợp bang không Nếu chúng ta coi .