Đức đầu hàng tháng 5 năm 1945. Ba tháng sau Nhật cũng buông khí giới. Bán đảo Ả Rập qua một giai đoạn mới, giai đoạn độc lập. Trái hẳn với Thế chiến trước, bản đồ Ả Rập không bị vẽ lại: ta vẫn thấy những đường ranh giới thẳng băng hàng mấy trăm cây số, chẳng theo địa hình địa thế gì cả, rõ ràng là thực dân Anh, Pháp vạch với nhau trên giấy từ cuối Thế chiến thứ nhất, y như họ cầm đao mà cắt một ổ bánh bông lan vậy. Thật kỳ cục? Một. | Bán đảo Ả Rập_Chương XI Đức đầu hàng tháng 5 năm 1945. Ba tháng sau Nhật cũng buông khí giới. Bán đảo Ả Rập qua một giai đoạn mới giai đoạn độc lập. Trái hẳn với Thế chiến trước bản đồ Ả Rập không bị vẽ lại ta vẫn thấy những đường ranh giới thẳng băng hàng mấy trăm cây số chẳng theo địa hình địa thế gì cả rõ ràng là thực dân Anh Pháp vạch với nhau trên giấy từ cuối Thế chiến thứ nhất y như họ cầm đao mà cắt một ổ bánh bông lan vậy. Thật kỳ cục Một sự vô lý cùng cực như vậy mà tồn tại không biết tới bao giờ nữa. Chỉ có biên giới Transjordanie là thay đổi một chút nhưng không phải là hậu quả của Thế chiến mà là hậu quả của chiến tranh Israel - Ả Rập năm 1948 - 1949. Một điểm khác nữa các miền tô xanh hay đỏ của Anh hay Pháp trước kia bây giờ đều trắng. Bán đảo Ả Rập đã độc lập nhưng chưa thấy thống nhất. Nó đã độc lập đã thức tỉnh nên biến cố trong hai chục năm nay xảy ra rất nhiều gấp cả chục lần cái thời nó thiêm thiếp ngủ dưới bàn tay sắt của Anh Pháp. Từ đông qua tây từ bắc tới nam miền nào cũng phát sinh phong trào này phong trào khác xứ Ả Rập Saudi tương đối yên lặng hơn cả chằng chịt với nhau càng theo dõi càng thấy rối như tơ vò Cho nên để giúp độc giả có một tổng quan chúng tôi nghĩ cần nêu trước đây những hậu quả quan trọng của Thế chiến thứ nhì những hậu quả đó như những đầu mối chúng ta cần nắm vững để khỏi lạc lối trong cái mê hồn trận là bán đảo Ả Rập trong giai đoạn tranh giành nhau ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ. 1. Đọc chương trên độc giả đã nhận thấy các quốc gia Ả Rập muốn gỡ cái ách của Anh Pháp đã thất trận không đáng kể và ở phía đông Iraq đã nổi dậy ở phía tây Ai Cập cũng rục rịch nổi dậy. Cả hai nơi phong trào cách mạng đều do quân nhân khởi xướng tổ chức. Điểm đó khác hẳn với nước ta. Sở dĩ vậy vì hai nước đó trước chiến tranh đã được coi là độc lập nghĩa là có chính phủ gọi là tự trị có quân đội dù là bị Anh kiểm soát họ có tướng tá có trường võ bị có khí giới. Ở nước ta thời đó trái lại chỉ có mỗi một ông Năm đại tá Xuân thì lại là dân Tây mươi .