Sinh sản vô tính Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà trong đó không có sự kết hợp giữa các yếu tố đực và yếu tố cái (không qua thụ tinh). Có 3 hình thức sinh sản vô tính. a) Sự phân đôi: là hình thức sinh sản phổ biến nhất của những sinh vật bậc thấp (vi khuẩn, thực vật va` động vật đơn bào). Cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách làm 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ lớn dần lên cho tới lúc bằng mẹ. Sự phân đôi tế. | CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA SINH VẬT 1. Sinh sản vô tính Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà trong đó không có sự kết hợp giữa các yếu tố đực và yếu tố cái không qua thụ tinh . Có 3 hình thức sinh sản vô tính. a Sự phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến nhất của những sinh vật bậc thấp vi khuẩn thực vật va động vật đơn bào . Cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách làm 2 phần giống nhau mỗi phần sẽ lớn dần lên cho tới lúc bằng mẹ. Sự phân đôi tế bào bao gồm cả chất nguyên sinh các bào quan và nhân. Nhân của cá thể con vẫn giữ nguyên số nhiễm sắc thể là 2n như của mẹ. b Sự sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản của các cơ thể đa bào mà trong đó các cá thể con được sinh ra từ các bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ. Ở động vật có 2 dạng sinh sản sinh - Sự nảy chồi là một phần nhỏ của cơ thể mẹ có thể lớn nhanh hơn những vùng lân cận để trở thành một cơ thể mới. Sau đó cơ thể con có thể tiếp tục sống bám trên mình cơ thể mẹ hoặc tách hẳn thành một cá thể độc lập. Ví dụ sự nảy chồi ở thuỷ tức. Ở thực vật bèo tấm cũng sinh sản bằng nảy chồi. - Sự tái sinh là khả năng mọc lại tái tạo những phần đã mất đuôi chi . của một số động vật. Khả năng tái sinh đó nếu đạt mức độ cao có thể xem như là một dạng sinh sản vô tính. Ví dụ khi bọt biển thuỷ tức sao biển đỉa biển Planaria bị cắt thành nhiều mảnh vụn mỗi mảnh sẽ mọc những phần còn thiếu để tạo lại một cơ thể nguyên vẹn mới. Ở thực vật Trong thiên nhiên thực vật bậc cao có khả năng tạo những cơ thể mới từ một phần của thân bò rau má thân rễ cỏ gấu thân củ khoai tây thân hành củ hành rễ củ khoai lang lá cây lá bỏng . Đó là những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Trong trồng trọt người ta thường nhân giống nhờ hiện tượng sinh sản sinh dưỡng của thực vật bằng cách cắt rời các phần nhỏ của cây mẹ để tạo thành những cây con mới. Đó là sự sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. Có 3 dạng sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là giâm chiết và ghép. Ngoài ra phương pháp nuôi cấy mô cũng là một phương pháp nhân giống vô tính đang được con người