Chiến Dịch Lịch Sử Hồ Chí Minh Chiến Dịch Lịch Sử Hồ Chí Minh Sau khi hiệp định Paris được ký kết, tình hình ở miền Nam vẫn rất phức tạp. | Chiến Dịch Lịch Sử Hồ Chí Minh Chiến Dịch Lịch Sử Hồ Chí Minh Sau khi hiệp định Paris được ký kết tình hình ở miền Nam vẫn rất phức tạp. Chính quyền Ngụy ở Sài Gòn thực hiện kế hoạch Lý Thường Kiệt tung quân đi thực hiện kế hoạch tràn ngập lãnh thổ trên toàn miền Nam lấn chiếm cắm cờ giành đất hết sức quyết liệt. Trước tình hình ấy Trung ương triệu tập đoàn cán bộ B2 ra miền Bắc họp. Đoàn gồm Nguyễn Văn Linh phó bí thư Trung ương cục phụ trách khu vực Sài Gòn -Gia Định Võ Văn Kiệt bí thư Khu ủy khu 9 Trần Nam Trung phụ trách các tỉnh miền Đông Nam Bộ Nguyễn Minh Dường bí thư Khu ủy khu 8 và Đại tướng Hoàng Văn Thái phó bí thư Trung ương cục tư lệnh B2. Muốn ra Bắc toàn cán bộ B2 phải đi vòng qua hướng Campuchia qua con đường huyết mạch vận chuyển vũ khí lương thực và quân đội từ miền Bắc vào miền Nam sang Lào và sang Campuchia. Hai ngày sau đoàn đã ra tới Hà Nội gặp mặt tổng Bí thư Lê Duẩn và bước đầu trao đổi một số vấn đề về tình hình miền Nam Mỹ đã rút quân song vẫn còn can thiệp vào miền Nam nhưng sự can thiệp này chỉ có mức độ tức là tiếp tục viện trợ để chức quyền Thiệu tự lực và đứng vững được. Hiệp định Paris đề cập đến vấn đề hòa bình hòa hợp dân tộc và điều này đi ngược với ý muốn của Thiệu. Ta muốn tạo thế tiến công địch phải giành được dân - đó không chỉ là một vấn đề khoa học mà còn là một nghệ thuật ở nông thôn phải giành lại ấp xã giành lại dân. Ơở thành thị phải giành được tầng lớp lao động và tầng lớp trung gian. Cách mạng miền Nam đang ở bước chuyển giai đoạn. Đó là một bước thử thách lớn giữa ta và Mỹ Ngụy về chiến lược là bước quá độ diễn ra trong bối cảnh miền Nam có hai chính quyền hai quân đội. Như vậy sẽ có hai khả năng Chiến tranh có thể tiếp tục trong mấy năm nữa. Chiến tranh có thể kết thúc sớm. Chiến tranh ở miền Nam không diễn ra như trước nhưng chưa phải đã có hòa bình. Bởi vậy chủ trương của ta là giữ vững và củng cố vùng giải phóng tránh bị địch lấn chiếm trong các vùng tranh chấp kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang trong vùng .