Nuôi tôm sú bằng phương pháp ít thay nước

Nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đã có từ lâu đời nhưng chủ yếu nuôi theo phương thức quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến, bán thâm canh theo phương pháp nuôi thay nước trực tiếp nên năng suất đạt thấp. | Giải pháp bố trí ao nuôi thực nghiệm tại các vùng sinh thái đặc trưng tại các huyện. Từ cơ sở kỹ thuật nuôi tôm sú theo phương pháp ít thay nước của Bộ Thủy sản, đề tài đã sáng tạo cải tiến một số khâu kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng nuôi thực nghiệm. Tại Hoài Mỹ (Hoài Nhơn), sử dụng giếng đóng để lấy nguồn nước ngầm có độ mặn cao bổ sung cho ao nuôi. Tuy nhiên, nước mặn có độ pH thấp = 6,0-6,5. Có thể khắc phục bằng gây màu tảo cho ao nuôi đạt độ trong 40cm, pH nâng lên 7,5 đảm bảo yêu cầu. Tại Phước Thắng (Tuy Phước), độ mặn môi trường tự nhiên thấp (0-10‰) lại không có nguồn nước mặn ngầm để cấp cho ao nuôi. Độ mặn từ môi trường bên ngoài thường xuyên thấp, không thể thay cho ao nuôi. Giải pháp là không thay nước từ ao nuôi mà chỉ cấp thêm nước. Toàn bộ vụ nuôi chỉ cấp nước từ 4-7 lần, mỗi lần 5-20 cm. Quản lý môi trường ổn định bằng một số loài men vi sinh và hóa chất. Tại Mỹ Thành (Phù Mỹ), thực hiện trong hai vụ. Vụ một, độ mặn từ 2-3%o; vụ 2, nhiệt độ và độ mặn biến thiên từ 18-340 C, 5-43%o nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm phát triển trong khi môi trường bên ngoài không thuận lợi cho việc thay nước. Giải pháp là giữ mực nước trong ao >1m, bón phân gây màu nước, sử dụng một số men vi sinh và hóa chất ổn định môi trường.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.