Đế quốc dầu lửa Mỹ-Nga-Bán đảo Ả rập sau Thế chiến II 2 Mùa xuân năm 1955, bộ Ngoại giao Nga chính thức tuyên bố: "Nga sẽ tìm mọi cách thắt chặt tình thân ái với các nước Tây Á và Trung Á". Nói xong là thực hành liền. Năm đó ký hiệp ước với Ai Cập, với Yemen, hai năm sau ký với Syrie, một năm sau nữa, giúp Ai Cập xây đập Assouan, lập các lò nấu thép, các xưởng chế tạo xi măng, phân bón, các xưởng dệt, các nhà máy điện mà chẳng đòi hỏi một sự. | Đế quốc dầu lửa Mỹ-Nga-Bán đảo Ả rập sau Thế chiến II 2 Mùa xuân năm 1955 bộ Ngoại giao Nga chính thức tuyên bố Nga sẽ tìm mọi cách thắt chặt tình thân ái với các nước Tây Á và Trung Á . Nói xong là thực hành liền. Năm đó ký hiệp ước với Ai Cập với Yemen hai năm sau ký với Syrie một năm sau nữa giúp Ai Cập xây đập Assouan lập các lò nấu thép các xưởng chế tạo xi măng phân bón các xưởng dệt các nhà máy điện mà chẳng đòi hỏi một sự đền đáp nào cả. Hoàn toàn không có điều kiện mà Chỗ anh em giúp đỡ lẫn nhau. Trước kia chúng tôi cũng kém phát triển như các bạn. Chính sách của họ quả thực khác chính sách của Mỹ trái ngược nhau nữa. Mỹ dùng chính trị để phục vụ kinh tế của mình Nga dùng kinh tế để phục vụ chính trị của mình - Nghĩa là Mỹ giúp để thu lợi về kinh tế Nga giúp để thu lợi về chính trị để truyền bá chính sách của họ. Mỹ là nhà kinh tài mỗi khi giúp thì đòi có gì bảo đảm ít nhất cũng phải xét xem số tiền mình giúp Ả Rập sẽ dùng ra sao có lợi không. Họ có lý tiền của họ là do sự đóng góp của dân chúng. Họ không được hoàn toàn tự do. Nga trái lại chính quyền đã quyết định thì tức là dân chúng quyết định rồi -chính quyền tức là dân mà - còn kiểm soát gì nữa. Mỹ nghĩ tới cái lợi trước mắt Nga nghĩ tới cái lợi lâu dài. Bây giờ cứ việc bỏ tiền ra giúp để gây tình thân thiện rồi sau này khi nào Ả Rập thành một Đồng minh - bọn Âu Mỹ xấu miệng gọi là chư hầu - lúc đó sẽ thu lợi gấp trăm số vốn Mỹ sợ mất vốn phải kiểm soát hạn chế Nga không sợ mất vốn hoan hỉ mời Ả Rập cứ tự do làm gì thì làm mà lại cấm kỹ thuật gia của họ thuyết phục Ả Rập theo cộng sản vì chưa tới lúc. Kỹ thuật gia của họ sao nhiều thế riêng năm 1956 họ đào tạo được người trong số đó có kỹ sư nhiều gấp ba Mỹ. Họ lại bình dân vui vẻ xắn tay giúp đỡ thợ thuyền Ai Cập không khệnh khạng cách biệt như cố vấn Mỹ biết nhập gia tùy tục chứ không đòi giữ cái lối sống của mình như người Mỹ. Sau Mỹ Nga Trung Quốc cũng lấp ló trên bán đảo Ả Rập. Theo Benoist Méchin trong cuốn Le Roi Saud Albin .