Tinh thần phục hưng trong thơ hồ xuân hương 1/ Xung quanh những bài thơ nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương, hai luồng ý kiến "khen" và "chê" tồn tại dai dẳng − có lẽ đã từ rất lâu | 1 Ji Ă 1 1 1 . 1 Ầ VI Tinh thân phục hưng trong thơ hô xuân hương 1 Xung quanh những bài thơ nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương hai luồng ý kiến khen và chê tồn tại dai dẳng - có lẽ đã từ rất lâu và có thể đoán rằng ngay từ khi những bài thơ ấy xuất hiện và bắt đầu sống trong trí nhớ của các thế hệ công chúng - có một điểm đụng độ nhau kịch liệt. Ây là chỗ mà người ta gọi là cái tục và dâm Có phải là có cái tục và dâm trong những bài thơ ấy ý nghĩa của nó ra sao Luồng ý kiến chê đương nhiên khẳng định sự có mặt của cái đó trong những bài thơ ấy và đấy là căn cứ cho một sự đánh giá phủ định nhân danh lợi ích của những điều được xem như là thuần phong mỹ tục là sự giáo hóa đạo đức. Luồng ý kiến khen để có thể tự đứng vững đã phải viện đến nhiều thứ nào giá trị sáng tạo ngôn ngữ và hình tượng nào giá trị trong lĩnh vực văn học trào phúng . và dường như khá lâu về sau thời thế mới xui khiến người ta nêu thêm phương diện chống phong kiến phương diện thể hiện cái đẹp và sức sống tự nhiên của đời sống con người. Tuy thế những người chia sẻ luồng ý kiến này dường như khó tự thuyết phục trong thâm tâm rằng không hề có yếu tố gọi là tục và dâm trong những bài thơ ấy và từ đây cái thiện chí của họ đành phải lao vào những phiêu lưu hoặc là lớn tiếng bảo dám làm thơ như thế là đại cách mạng hoặc là khiêm nhường biện hộ cho từng chữ từng bài hoặc nữa - khiêm nhường hơn nhưng cũng ít hiệu quả hơn - làm những cuộc kiểm kê những sự loại trừ hẳn là với ý đồ giảm thiểu cái đã bị coi là tục và dâm trong một tình hình văn bản hầu như rất ít có sở cứ rành rọt. Thói thường chính những người có thiện tâm thiện chí có mẫn cảm đúng lại rất hay đuối lý trong các cuộc đôi co Thế nhưng vấn đề là nếu để cãi lại những người phản bác mình mà lại dùng đúng những cách gọi tên cùng những hàm nghĩa như phía họ đề xuất thì tức là đã vô tình tự đặt mình vào thế bị động Đã mặc nhiên thừa nhận việc gọi những chuyện kia trong những bài thơ ấy là tục và dâm theo hàm nghĩa tiêu cực theo đánh giá phủ