Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, những biến động chính trị to lớn đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu. | Sự sụp đổ của trật tự hai cực lanta Trong những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 những biến động chính trị to lớn đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô do Goócbachốp khởi xướng đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng gây ra tình trạng hỗn loạn về chính trị và làm cho nền kinh tế Liên Xô ngày càng trì trệ hơn. Những nhân tố đó là tiền đề cho sự tan vỡ không thể tránh khỏi của Nhà nước liên bang. Ngày 21 - 12 - 1991 Liên Xô tuyên bố giải thể 15 nước Cộng hoà trở thành các quốc gia độc lập. ở Đông Âu từ thập niên 80 các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng tiến hành chính sách cải cách với những mức độ khác nhau. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế chính trị Đông Âu. Trong khi đó các nước phương Tây đã lợi dụng tình hình khó khăn của các nước Đông Âu để gây ảnh hưởng về kinh tế chính trị ở khu vực này. Cũng với những sai lầm chủ quan trong chính quá trình cải cách ở Đông Âu những nhân tố khách quan nêu trên đã góp phần dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã dẫn tới sự giải thể của khối quân sự Vácxava 7 - 1991 và Hội đồng tương trợ kinh tế SEV 6 - 1991 . Trật tự hai cực Ianta không còn nữa. Trong hơn 40 năm tồn tại trật tự hai cực Ianta đã từng bị tấn công nhiều lần thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên phá tan âm mưu khống chế Trung Quốc của Mĩ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Sự lớn mạnh của các nước Tây Âu Nhật Bản đã làm suy giảm vị trí và phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập trên thế giới đã làm thay đổi khuôn khổ Ianta được sắp xếp từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy thế hệ thống lanta vẫn tiếp tục tồn tại chủ yếu là do sự cân bằng lực lượng giữa Liên Xô và Mĩ trên phạm vi toàn cầu cũng như sự cân bằng lực lượng giữa Đông Âu và Tây Âu ở châu Âu. Những cuộc xung đột quân sự